Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 61
Tổng truy cập: 1377074
SUY NIỆM CỦA LINH MỤC GIUSE THÁI
Suy niệm của Lm. Jos. Nguyễn Thái
“Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta.” (Mt 25:31-46)
Cách đây ít lâu, một nười lính Mỹ đang đi xe buýt ở Thụy Điển nói chuyện với một người đàn ông ngồi bên cạnh rằng, “Nước Mỹ là một quốc gia dân chủ nhất trên thế giới. Những người công dân bình thường có thể đi tới Tòa Bạch Ốc để gặp Tổng Thống và thảo luận công việc.” Người đàn ông bên cạnh trả lời, “Điều đó đâu có đáng là gì. Ở Thụy Điển, Nhà Vua và dân chúng cùng đi với nhau trên cùng một chiếc xe buýt kìa.” Khi người đàn ông vừa nói chuyện đó bước xuống khỏi xe buýt, người lính Mỹ đã được các hành khách khác còn lại trên xe nói cho biết người ấy chính là Vua Gustav Adolf VI.
Trong bài phúc âm hôm nay, Mt 25:31-46, “Dụ Ngôn Cuộc Phán xét chung” nói lên những điều nghịch thường của đức tin Kitô giáo. Ngày nay nói đến sự cai trị, người ta ngĩ đến sức mạnh của vũ khí, quyền lực, kinh tế, tiền bạc, quảng cáo,thị trường… Chúa Giêsu nói đến sự cai trị bằng tình yêu, phục vụ và trách nhiệm. Chúa Giêsu là Đức Vua. Người đến không phải để được phục vụ, nhưng phục vụ, và hy sinh mạng sống của Người làm giá cứu chuộc cho nhiều người (Mt 20:28). Vương Quốc của Người gồm những người cùng cực, nghèo khổ, đói khát, trần truồng, bị bỏ rơi, và tù tội. Những ai săn sóc, phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của họ thì thuộc về Vương Quốc của Người.
Ngược lại, chúng ta sẽ bị phạt “nếu chúng ta bỏ qua không đáp ứng những nhu cầu nghiệm trọng của những người nghèo khó và của những kẻ bé mọn, anh chị em của Ngài” (GLCG #1033). “Thiên Chúa chúc phúc cho những ai giúp đỡ những người nghèo và Ngài lên án những kẻ ngỏanh mặt đi” (GLCG #2443).
“Dụ ngôn cuộc phán xét chung” trình bày một bối cảnh người mục tử tách rời chiên ra khỏi dê. Đây là điểm sẽ tạo nên ngạc nhiên. Ai là chiên? Ai là dê? Đã có những người không nhận ra rằng họ đang phục vụ cho Chúa Kitô khi họ cho những người đói khát ăn uống, cho kẻ mình trần mặc, đón tiếp khách lỡ đường, viếng thăm người đau ốm, tù đày. Và cũng có những người đã không nhận ra rằng họ đã tực sự chểnh mảng, không săn sóc Đức Kitô, khi họ làm ngơ trước những nhu cầu của những người nghèo khổ (GLCG #2443).
Phúc âm nói rất rõ, người được cứu và người không được cứu, chiên và dê sẽ bị phân chia ra bởi tiêu chuẩn căn bản dực trên những việc làm bác ái yêu thương, chứ không phải dựa vào danh giá, chức vụ, và địa vị xã hội. Và đây chính là điều làm cho nhiều người phải ngạc nhiên.
Một văn sĩ Kitô giáo khác, Frederick Buechner đã diễn tả cùng một tư tưởng này như sau: “Nhiều người vô thần là một người có lgòn tin mà không biết. Ngược lại, nhiều người có lòng tin mà không biết. Ngược lại, nhiều người có lòng tin lại là một người vô thần mà không hay biết. Bạn có thể thành như thể có một Đấng Tối Cao. Ngược lại bạn cũng có thể thành thật tin tưởng rằng có một Thiên Chúa nhưng lại sống như thể không có gì.”
Chưa bao giờ sự chênh lệch giữa những người giàu có và những người nghèo khổ lại càng ngày càng tách biệt như ngày nay. Người Mỹ chiếm tỷ lệ là 4% dân số thể giới, nhưng đã tiêu thụ đến 40% số dầu hỏa của nhân loại. Họ nắm trong tay 80% của cải của thế giới. Tài tử Jack Nicholson chỉ nói mấy câu tếu táo trong phim Batman đã lãnh đợc 10 triệu đô la. Tài tử Bill Cosby với lợi tức cả trăm triệu đô la hàng năm nếu di chuyển đến sống ở một quốc gia nhỏ bé nào đó, có thể làm cho lợi tức của toàn thể quốc gia đó tằng lên gấp đôi. Ca sĩ Michael Jackson đã thương lượng với nhà xuất bản để ra một CD với hợp đồng đòi hỏi tăng từ 18 triệu tới 25 triệu đô la. Tất cả các cầu thủ thể thao về bóng rổ, baseball, và football, đều là các triệu phú! Michael Jordan ký hợp đồng 37 triệu đô la 1 năm.
Trong khi đó theo báo cáo của Hội Ngị quốc Tế về tình trạng của các trẻ em trên thế giới. Mỗi năm, có khoảng 14 triệu trẻ em chết oan uổng vì đói ăn, suy dinh dưỡng, và thiếu sự săn sóc về thuốc men. Bà Oprah Winfrey trên show truyền hình đã đề nghị rằng chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra 19 xu một tuần, chưa tới 10 đô la một năm, có thể cứu vớt được 14 triệu sinh mạng trẻ em dễ dàng. Có người đề nghị rằng chỉ cần cắt giảm 10% ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng có thể cứu sống được 14 triệu sinh mạng hằng năm.
Đối diện với tình trạng khủng hoảng của thế giới hiện nay, ĐGH Gioan Phaolo II đã kêu gọi mọi người hãy dấn thân xây dựng một nền văn minh mới:
“Chính Ngài nói với bạn ‘Hãy chỗi dậy! Hãy chỗi dậy!’ Ngài yêu cầu bạn từ bỏ các ngẫu tượng của thế giới và chọn Ngài là tình yêu, thứ tình yêu mang lại một ý nghĩa hoàn toàn cho cuộc sống của bạn và kêu mời bạn hướng về tuổi xuân cũng như về mùa xuân, vui vẻ sống mùa xuân trong việc trao tặng, trao tặng chính mình, trao tặng Chúa Kitô, trao tặng Ngài cho mỗi một người trong chúng ta, và sau đó trao tặng chúng ta cho Ngài, trao tặng chúng ta cho tha nhân cũng như trao tặng chúng ta cho ngài qua tha nhân. Đó là viễn ảnh của việc xây dựng một nền văn minh khác, một nền văn minh mới: nền văn minh tình thương.” (TVNNTB, tr. 153-154).
Thật vậy, Giáo Hội xét như hiền thê của Chúa Giêsu, tiếp nối công việc mục vụ của người, Giáo Hội luôn dứt khoát chọn lựa đứng về phía những người nghèo và nhừn kẻ bị bỏ rơi. Giáo Hội đã không ngừng lên tiếng, kêu gọi, và đấu tranh chống lại sẹ nghèo đói, bất công xã hội dưới mọi hình thức, nghèo về vật chất, tinh thần, và đặc biệt nghèo tình thương yêu (GLCG từ số 2443 tới 2449).
Trong cuộc Cách Mạng Pháp vào năm 1789 đã xảy ra một câu chuyện về một bà mẹ đi lang thang trong rừng 3 ngà với hai người con, họ không có gì ăn, phải ăn rễ và lá cây rừng để sống. Vào ngày thứ ba, bà mẹ nghe thấy tiếng của những người lính đang tiến đến gần, bà vội lôi kéo hai người con chui vào một bụi rậm ẩn trốn. Viên trung sĩ chỉ huy đám lính đi lục soát các bụi rậm đã nhìn thấy người mẹ đói khổ và hai đứa con thì chạnh lòng thương bèn đem cho họ một ổ bánh mì. Bà mẹ cầm ngay lấy nó, bẻ ra làm hai miếng, và cho mỗi người con một nửa. “Bà mẹ chẳng giữ miếng nào cho bà ấy cả,” viên trung sĩ nói. “Bà ấy không đói sao? Một người lính hỏi. “Không phải vậy, vì bà ấy là mẹ, viên trung sĩ trả lời.
Đứng trước nhu cầu của thế hiện nay, Mẹ Giáo Hội nhận thấy cần phải đáp lại bằng một nền văn minh của tình thương, qua lời nhắn nhủ của ĐGH Gioan Phaolo II, tình thương đó dựa trên tình thương của Chúa Giêsu Kitô, Vua của Lòng Thương Xót, là nền tảng cho tất cả các giá trị phổ quát mà con người đang đi tìm kiếm.
22. Chúa sẽ luận xét chúng ta về điểm nào?
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Chúa Giêsu dựng nên một cảnh đầy hình ảnh để nói cho biết nguyên tắc phân xử khi đến ngày cuối cùng. Qua đó Ngài muốn dạy chúng ta ngày nay phải sống theo nguyên tắc nào. Các yếu tố Ngài dùng để dựng cảnh để minh giải cho giáo huấn đều quen thuộc với người nghe Ngài nói. Nhiều truyện ký Do thái thuộc loại văn gọi là khải huyền trước Chúa Giêsu đã dùng những hình ảnh ít nhiều kinh khủng về ngày tận cùng lịch sử. Chúa Giêsu lấy lại một số không quá đáng và Ngài nhấn mạnh đến điểm Ngài cho là tối quan trọng: các cử chỉ yêu thương đối với người nghèo và người hèn mọn là những kẻ Ngài tự đồng hóa. Cá nhân Ngài không cần ai giúp của ăn, nơi ở, áo mặc, nhưng Ngài muốn được chúng ta phục vụ trong con người những kẻ Ngài tuyên bố là anh em ưu ái của Ngài. Nên lưu ý khi mô tả hình ảnh vị vua ngự trên ngai tòa vinh hiển, Chúa gợi ra quyền hành quân vương và thẩm phán của Ngài nghĩa là quyền quản lãnh toàn thể nhân loại. Một vài điểm để suy gẫm rút ra từ bài học này:
1) Các người lành trả lời: Lạy Chúa, có khi nào chúng tôi thấy Chúa đói khát… Như thế các người lành có hành động yêu thương đối với người nghèo túng cũng không biết rõ tất cả tầm mức các việc mình làm. Có khi nào người ta thấu suốt ý nghĩa một hành vi yêu thương chân chính? Thiên Chúa ẩn mình giữa người ta có thể khiến chúng ta kinh ngạc, nhưng phải chăng chính việc ấy giúp Ngài đến rất gần với chúng ta? Chúng ta không thể nào chịu nổi nếu Ngài tỏ mình trong thực tại quyền năng của Ngài. Ngài để cho chúng ta giao thiệp được nơi đặc điểm thâm sâu nhất mà cũng phù hợp với chúng ta; Ngài là tình yêu hiến tặng cho khả năng yêu thương của chúng ta. Để chúng ta có thể yêu thương Ngài cách rất thiết thực và luôn vừa tầm chúng ta. Ngài tự đồng hóa với người sống bên cạnh mà chúng ta gặp gỡ và có thể đón tiếp vào trong lòng; Ngài tự đồng hóa các đặc biệt với người khốn khổ mà chúng ta có thể và phải giúp đỡ về mặt thể xác lẫn tinh thần. Người Kitô hữu hãy nhờ lại hai lời Chúa dạy. Lời thứ nhất: sẽ luôn còn có người nghèo ở giữa các người. Lời thứ hai: Ta ở với các ngươi cho đến tận thế. Có thể nói Chúa ở voới các môn đệ cho đến tận thế trong con người những kẻ nghèo khổ. Ngày nay chúng ta có thực sự xác tín có những người túng thiếu, trong họ, Chúa chờ đợi tình yêu thương của chúng ta hay không? Đặt mình ở mức độ bản thể thần linh Chúa Giêsu đã phán: Cha với Ta là một. Chúa Cha lại là tình yêu. Tình yêu ấy, khi xuống mức độ nhân tính đã khiến Chúa Giêsu nói: người nghèo với Ta là một. Điều này đo lường tầm quan trọng các hành vị chúng ta đối với người nghèo.
2) Các kẻ bị chúc dữ sẽ nói như người lành: Lạy Chúa, có khi nào chúng tôi thấy Chúa đói khát… Các kẻ bị loại bỏ, các kẻ cứng lòng, các kẻ buông tuồng, ích kỷ cũng không nhận rõ tất cả tầm mức thái độ của mình. Có những trường hợp bỏ qua không hành động cho người nghèo khổ tương đương với việc ấn họ sâu thêm vào cảnh khốn cùng. Hình phạt đáng sợ của thái độ ấy ở chỗ tương đương với việc hất hủi Thiên Chúa. Thế mà nếu Thiên Chúa là tình yêu trọn vẹn, Ngài cũng là công lý hoàn toàn. Công lý ấy tỏ ra ở chỗ Ngài không ép buộc những ai khước từ Ngài. Sự cùng khổ và cô đơn của người đã khước từ Thiên Chúa là một đau đớn vô cùng khổ sở hơn mọi đau đớn trần gian này. Người Kitô hữu được mời gọi phải coi trọng hết sức trách nhiệm của mình đối với những người nhỏ bé, yếu đuối, khốn khổ, để khỏi bị tách biệt xa Thiên Chúa. Để kết thúc nên lưu ý một chi tiết: Chúa phán: mỗi một lần các người làm điều ấy… Trong ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng (tiếng aram) động từ “làm” ở đây bao gồm ý nghĩa “phục vụ”. Người ta liên tưởng đến lời Chúa Giêsu: Ta đến để phục vụ. Trước mặt Thiên Chúa có ai nghèo hèn và cực khổ hơn những người tội lỗi là chúng ta tất cả? Chúa Giêsu đã đặt mình phục vụ chúng ta, mưu cầu ơn cứu độ, hạnh phúc và hân hoan cho chúng ta. phúc cho chúng ta nếu bắt tay làm, nghĩa là hành động phục vụ cho sự cứu rỗi và hạnh phúc của những người nghèo nhất trong anh em chúng ta.
23. Vương quốc của tình yêu
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong tác phẩm mang tựa đề: “Thị kiến của người Kitô hữu” (The Christian Vision) nhà văn John Powell có kể một câu chuyện thần thoại của người Ái Nhĩ Lan. Câu chuyện đưa chúng ta trở lại thời các vua cai trị đất nước này:
Một hôm nhà vua thấy mình không có con để kế vị, ông bèn sai các sứ giả thông báo cho các thành phố và làng mạc biết: nhà vua mời các thanh niên nào có đức tính tốt đến triều đình để được phỏng vấn. Như thế nhà vua hy vọng có thể chọn được một người xứng đáng lên ngôi vị mình trước khi băng hà. Hai đức tính được nhà vua đặc biệt lưu ý, đó là người thanh niên ấy phải có lòng mến Chúa và yêu người.
Chàng thanh niên trong câu chuyện nghe như có tiếng thầm kín bên trong thúc đẩy chàng lên đường đến triều đình để được nhà vua phỏng vấn, vì chàng quả thật là một người có lòng mến Chúa và yêu người. Nhưng chàng lại nghèo khó đến nỗi không có được một bộ quần áo chỉnh tề để đến triều đình. Chàng cũng chẳng có tiền để mua lương thực dự trữ cho cuộc hành trình dài đến lâu đài nhà vua. Cuối cùng, chàng quyết định đi xin quần áo và lương thực cần thiết.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, chàng lên đường. Sau một tháng hành trình, chàng đã nhìn thấy lâu đài của nhà vua hiện ra trên đỉnh đồi ở đàng xa. Cũng vào lúc ấy, chàng gặp thấy một ông già nghèo đói ngồi bên vệ đường. Người ăn xin ngửa tay van xin chàng giúp đỡ: “Anh ơi, tôi đói, tôi rét, anh làm ơn cho tôi áo mặc, cho tôi bánh ăn”. Chàng thanh niên cảm động nhìn người ăn xin. Chàng cởi áo khoác của chàng và đổi lấy chiếc áo rách tả tơi của người ăn xin. Chàng cũng chia sẻ lương thực dự trữ của chàng. Rồi chàng đến lâu đài nhà vua trong bộ áo rách tả tơi và không đủ lương thực cho cuộc hành trình trở về. Đến trước lâu đài, lính gác chận chàng lại ở cổng, bắt chàng vào khu khách tham quan. Sau một thời gian dài chờ đợi, chàng mới được cho vào gặp nhà vua. Trước ngai vàng, chàng cúi mình thật sâu bái lạy, đến lúc đứng thẳng lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, vì chàng thấy ông già ăn xin bên vệ đường mà chàng đã gặp giờ đây lại ngồi trên ngai vàng. Chàng lên tiếng hỏi:
- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin bên đường mà tôi đã gặp chăng?
- Đúng thế, Đức Vua đáp.
Chàng lại hỏi:
- Vậy tại sao Đức Vua lại làm như thế đối với tôi?
Đức vua đáp:
- Ta phải cải trang làm người ăn xin để thử xem ngươi có thật lòng mến Chúa và yêu người không.
Anh chị em thân mến,
Đây là câu chuyện thần thoại, nhưng điểm chủ yếu rất xác thực. Vương quốc của Chúa Kitô Vua là vương quốc của tình yêu. Muốn vào vương quốc của Ngài, phải là người có lòng yêu mến Chúa và yêu thương anh em thật sự. Tin Mừng hôm nay cho thấy: chúng ta sẽ bị xét vào cuối đời về cách chúng ta yêu mến và phục vụ Chúa Kitô Vua như thế nào trong những người anh em nghèo khó bé nhỏ nhất của chúng ta.
Chúng ta hãy nghe lại Lời Chúa: “Lúc ấy, Đức Vua sẽ phán: Ta đói, các ngươi đã cho ta ăn. Ta khát, các ngươi đã cho uống. Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước. Ta đau yếu, các ngươi đã chăm sóc… Bấy giờ, những người công chính –đứng bên phải– hỏi lại Chúa rằng: Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói hay khát đâu mà cho ăn cho uống…? Đức Vua sẽ đáp lại: Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”.
Đức Vua đã làm cho những người lành đức bên phải, cũng như những kẻ dữ đứng bên trái, đều phải chưng hửng. Người bên phải rất sửng sốt khi thấy Đức Vua kể những việc tốt họ đã làm cho những người bất hạnh trong cảnh đói khát, rách rưới, tù đày, như là những việc giúp đỡ họ dành cho chính bản thân Đức Vua. Còn người bên trái cũng hết sức ngỡ ngàng khi thấy Đức Vua đồng hóa bản thân Ngài với những người mà họ đã coi thường, nên đã không cho họ cơm ăn, áo mặc, nhà ở… Lời giải thích của Chúa đã làm cho cả hai bên- bên người lành và kẻ dữ- đều sáng mắt kinh ngạc: Họ không ngờ rằng mỗi lần họ tiếp đón hay hất hủi những người cần đến họ giúp đỡ là họ đã tiếp đón hay hất hủi chính Chúa Giêsu!
Thưa anh chị em,
Thiên Chúa đã âm thầm len lỏi vào giữa đám đông nhân loại mà không ai biết. Chúng ta thường nhận diện được Chúa lúc chúng ta không ngờ. Vì thực khó mà nhận diện được Chúa, nếu chúng ta vẫn quan niệm Thiên Chúa như một Đế Vương phong kiến, chễm chệ trên ngai vàng. Nhưng nếu chúng ta nhận được rằng Thiên Chúa không phải là Vua thống trị nhưng là Vua phục vụ, thì chúng ta không thể không nhận ra Ngài nơi những người bé mọn nhất. Chúng ta sẽ không còn thắc mắc như người lành hay kẻ dữ trong ngày phán xét cuối cùng: “Thưa Ngài, có khi nào chúng tôi thấy Ngài đói, Ngài khát, Ngài rách rưới… đâu?” Bởi vì thiên Chúa đã ẩn dấu bộ mặt thần linh của Ngài trong bộ mặt nhân loại: Người láng giềng, bạn đồng nghiệp, nhưng cũng có thể là khuôn mặt của hàng triệu con người trên thế giới đang ê chề trong cảnh thiếu ăn, nghèo đói, thất nghiệp hay những công việc nô lệ, vô nhân đạo, đang bị kẻ mạnh áp bức hay người quyền thế bóc lột. Chúa Giêsu khẳng định với chúng ta rằng Thiên Chúa tự đồng hóa với khuôn mặt của hàng triệu con người đó, vì họ là anh em bé nhỏ của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Chúa Kitô là Vua. Vương quốc của Ngài là vương quốc của tình yêu. Ai sống trong tình yêu thì thuộc về Chúa Kitô và là công dân của Nước Thiên Chúa. Tình yêu, nói được là như “chứng minh nhân dân”, như “thẻ căn cước”của Nước Thiên Chúa. Tình yêu không đòi hỏi nhiều lời nói cho bằng nhiều hành động thiết thực, sống động. Cụ thể là chia sẻ chính những lo lắng, khó khăn, khốn khổ, cùng cực của đồng bào trong hoàn cảnh xã hội chúng ta đang sống. chúa Giêsu đã khẳng định: chúng ta sẽ bị phán xét trong ngày sau hết về cách chúng ta đã phục vụ Đức Kitô Vua như thế nào trong những người anh em đói, khát, rách rưới, bệnh tật, tù tội… Hãy phục vụ những Đức Kitô Vua ấy thế nào để vào ngày cuối cùng, Chúa Kitô Vua sẽ mời gọi chúng ta: “Hãy đến, hỡi những người Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dành sẵn cho anh em từ thuở đời đời”.
24. Một tước hiệu dễ bị ngộ nhận
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)
Tin Mừng thánh Matthêu chương XXV mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, dễ bị ngộ nhận như là gai chướng. Sự gai chướng dễ bị ngộ nhận này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.
Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quả là hiếm hoi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có cái nhìn không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.
Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể của chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào rằng Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.
Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó “dân vi quý, dân vạn đại”. Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng “luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ”. Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.
Khi các ngươi làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay đã không làm cho chính Ta x.Mt 25,31-46). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.
“Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải “công chính hơn” này là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử hay trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không làm thì ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, vì ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người: “Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội…”
Không ai có thể lên trời “một mình”. Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh vị quân vương trần thế của quá khứ lịch sử, thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc ấy mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta trước đến độ hiến dâng cả mạng sống vì chúng ta. Lịch sử cho thấy đã từng có biết bao người xưa lẫn nay can đảm đón nhận sự gai chướng ít nhiểu bị ngộ nhận khi thần phục Đấng là Vua Vũ Trụ nhưng rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là “êm ái và nhẹ nhàng” (x.Mt 11,28-30).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam