Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 39
Tổng truy cập: 1379401
THÁNH THẦN TÌNH YÊU
THÁNH THẦN TÌNH YÊU- Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.(Ga 14,27)
Anh chị em thân mến,
Bài Tin mừng hôm nay rất vắn nhưng qua đó thánh Gioan cũng đã đủ để cho chúng ta thấy được những ơn ban của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội, giúp cho chúng ta nhận ra sự hiện diện của Người trong cuộc sống của chúng ta.
Ơn ban đầu tiên và cao trọng nhất của Chúa Thánh Thần là ơn Bình an, đặc trưng của thời Messia. Thế nhưng sự bình an mà Chúa Thánh Thần ban tặng là thứ bình an như thế nào?
Báo Tuổi Trẻ Chúa nhật số ra ngày 2/9/2001 có đăng một bài với tựa đề là “Sự bình an”. Câu chuyện như thế này: Một vị vua kia treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.
Một bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh diễn tả về sự bình an thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút, kèm theo những tiếng sấm chớp long trời. Đổ xuống bên vách núi là một dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình an chút nào.
Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đàng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây ấy có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình… Bình an thật sự.
Nhà vua công bố: “Ta chấm bức tranh này! “
Bình an không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình an ở ngay trong sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của bình an”.
Sau khi Đức Giêsu chịu chết, các tông đồ sợ người Do Thái lùng bắt, nên đã trốn vào phòng, cửa đóng then cài.
Giữa cơn bão táp phong ba, Đức Giêsu sống lại, hiện ra với các ông, như chim mẹ an nhiên đậu trên tổ canh giữ bầy con, Người mang lại cho các ông sự bình an đích thực: “Bình an cho anh em!”.
Bình an của Đấng Phục sinh không phải là thứ bình an không có sóng gió. Bình an của Người là bình an trong tâm hồn. Bình an ấy không loại trừ việc phải đối đầu với kẻ thù, đối diện với khổ đau và với cả sự chết. Chính vì thế, mà sau khi trao bình an, Đức Giêsu đã cho các môn đệ “xem tay và cạnh sườn” Người. Đó là bằng chứng của một cuộc chiến đấu đầy gian truân mà các môn đệ sẽ phải đi tới.
Ơn ban cao trọng thứ hai của Chúa Thánh Thần là ơn tha tội: chính nhờ được tha tội mà con người được bình an thật.
Linh mục Bernado thuộc hội Giáo Hoàng thừa sai người Ý truyền giáo tại Hong Kong kể lại rằng: Vào một ngày thứ sáu tuần thánh, sau khi nói về cái chết trên thập giá và ơn tha thứ của của Chúa Giêsu, Ngài giải thích về ý nghĩa của Bí Tích Giải tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người Hồi giáo đến gặp ngài và nói như sau:
– Thưa Cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.
Vị linh mục giải thích rằng: Vì chưa được Rửa Tội, ông không thể lãnh nhận Bí Tích Giải tội, nhưng người tín hữu Hồi giáo nài nỉ:
– Thưa Cha, trong Hồi Giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài.
Cha liền chúc lành cho người tín hữu Hồi Giáo và sau đó người này trở thành người con của Chúa. Từ ngày đó người ấy nói rằng anh ta luôn được sống trong sự bình an.
+ Tại Đại Hàn, nơi có nhiều tín đồ Phật giáo trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi rất vắn như sau: “Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo ?”
Một bác sĩ nổi tiếng trong nước đã trả lời như sau: “Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Đối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, tuy có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng: Giáo Hội Công giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.
3- Ơn ban cuối cùng là ơn được sai đi giúp Giáo Hội có thể ra đi loan Tin Mừng cứu độ cho mọi loài thụ tạo cho tới ngày tận thế. Thánh Phaolô đã quả quyết: “Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi ? (Rm 10,15). “Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”(Ga 20,21).
Linh mục Natarinô Rochky, một thừa sai người Italia làm việc truyền giáo lâu năm ở Nhật Bản, đặc biệt là Ngài làm Cha sở họ đạo Elsaye. Cách thủ đô Tôkyô khoảng 100 km. Ngài kể lại câu chuyện sau đây:
“Có một giáo sư đại học trẻ tuổi người Nhật xin gặp tôi mỗi tuần 2 buổi tối để thảo luận về các vấn đề tôn giáo và Phúc Âm, mặc dù ông chưa phải là tín hữu Công giáo. Những cuộc thảo luận như vậy kéo dài hơn một năm trời. Vị giáo sư này trình bày cho tôi những nghi ngờ, thắc mắc về đạo, đồng thời ông cũng xin tôi giải thích thêm về Phúc Âm, về Giáo hội và về luân lý của đạo công giáo.
Sau hơn một năm, tôi cảm thấy vị giáo sư thông minh đó có vẻ đã sẵn sàng đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nên tôi hỏi ông có muốn được rửa tội và gia nhập vào Hội thánh Công Giáo hay không. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông từ chối cách lịch sự. Và từ đó, tôi không thấy không lui tới với tôi nữa… Bẵng đi hơn 10 tháng, khi tôi hầu như đã quên đi vị giáo sư đó, thì một hôm. Ông trở lại gặp tôi và nói:
– Thưa Cha, Cha đã thuyết phục được con. Bây giờ con sẵn sàng đón nhận Bí Tích Rửa tội và con cũng đã chuẩn bị cho vợ con cũng như hai đứa con của con.
Nghe đến đây, tôi rất ngạc nhiên. Tôi hỏi ông điều gì đã khiến ông thay đổi ý kiến như thế. Ông ta đáp:
Trong những tháng qua, con đã âm thầm quan sát xem Cha đã sống như thế nào. Cha đã từng nói với con rằng Cha thường dâng thánh lễ một mình trong nhà thờ mỗi ngày lúc 7 giờ sáng. Đó cũng là giờ con ra ga xe lửa để đến Tôkyô dạy học, vì thế con vẫn có dịp đi qua Nhà thờ của Cha. Con dừng lại một lát nhìn Cha qua cửa sổ, xem Cha làm gì trong đó. Bao giờ con cũng thấy Cha trong Nhà thờ và cầu nguyện thật sốt sắng. Ngoài ra, con cũng dò hỏi nhiều người về cách sống của Cha. Qua các cuộc điều tra đó, con thấy quả thật Cha đã tin và đã sống những điều Cha đã chia sẻ cho con về đạo. Xét về mặt kiến thức thì con đã xác tín về sự thật Phúc Âm, nhưng con muốn xem Cha có sống Phúc Âm thực sự hay không”.
Cha Rochky không những đã truyền giáo bằng lời nói, giảng dạy, nhưng còn bằng cuộc sống thường nhật của mình nữa!
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến như ngọn gió mát, thổi vào cuộc đời chúng con luồng sinh khí mới để cả trái đất này được thay da đổi thịt trong cùng một Thánh Thần Tình Yêu. Amen.
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC
Thưa anh chị em,
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là chúng ta kết thúc Mùa Phục Sinh. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần là ứng nghiệm lời Chúa Giêsu hứa với các tông đồ: “Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng phù trợ khác”(Ga. 14,16). Đồng thời, đây cũng là ngày khai sinh Hội Thánh. Chúng ta dành một vài phút để cùng chia sẻ với nhau Chúa Thánh Thần là ai? Và là Đấng nào?
Trước hết, trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
Tiếp đến, Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Chân Thật. Chính Chúa Giêsu đã giới thiệu cho các tông đồ: “ Khi nào Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ hướng dẫn các con tới sự thật vẹn toàn…” (Ga. 16,13). Thật vậy, Chúa Thánh Thần đến phá tan sự dối trá, dạy dỗ những điều hay lẽ phải, ban ơn soi sáng cho các tông đồ nhớ lại những điều Chúa Giêsu giảng dạy (Ga. 20, 26). Nâng đỡ các ông trong lời nói cũng như hành động, và hướng dẫn các ông giảng dạy chân lý vẹn toàn.
Chúa Thánh Thần còn thêm sức mạnh thiêng liêng cho các vị tử đạo, dạy bảo họ nói những lời lẽ khôn ngoan, mạnh mẻ tuyên xưng danh Chúa trước mặt vua chúa quan quyền, cho dù máu chảy đầu rơi. Như lời Chúa Giêsu căn dặn: “Khi người ta bắt nộp các con, thì đừng lo nghĩ phải nói làm sao và nói gì, vì lúc đó không phải các con nói, nhưng là Thánh Thần sẽ nói trong các con” (Mt. 10,19-20).
Chúa Thánh Thần gìn giữ Hội Thánh luôn vững vàng trong sự thật, không hề sai lầm khi dạy điều gì về đức tin hay phong hoá. Đồng thời, còn ban cho Giáo Hội nhiều vị thông thái lỗi lạc viết những sách chân lý, để phi bác những tà thuyết và những trào lưu văn hoá nguy hại đức tin.
Chúa Thánh Thần là Đấng an ủi. Chúa Giêsu biết trước sau khi về trời các tông đồ nói riêng và Hội thánh nói chung, sẽ gặp rất nhiều gian nan thử thách trong sứ vụ rao giảng Tin mừng. Cho nên, Ngài không bỏ các tông đồ mồ côi, nhưng sai Thánh Thần đến với các ông.
Thật vậy, trong ngày lễ Ngũ Tuần, khi các tông đồ tụ họp nhau trong nhà cầu nguyện, cửa vẫn đóng kín vì lo sợ giới lãnh đạo Do thái. Vậy mà, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống thì đổi mới lòng dạ các tông đồ cách lạ lùng. Từ những người dốt nát trở nên thông thái nói được nhiều thứ tiếng; từ những người nhút nhát trở nên mạnh mẽ, tung cửa ra, hiên ngang đi rao giảng Tin mừng, mà không hề sợ bất cứ quyền lực trần trần gian nào vây hãm.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần ban ơn giúp sức, các nhà truyền giáo không buồn lòng nản chí khi ra đi rao giảng Tin mừng. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần đến an ủi, mà các tông đồ cũng như các vị tử đạo đã can đảm làm chứng cho Chúa, sẵn sàng chịu mọi hình khổ cho đến chết.
Anh chị em thân mến,
Ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động trong lòng Hội Thánh. Tất cả chúng ta đã lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần trong ngày Rửa tội và Thêm sức. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi sống làm chứng nhân cho Chúa như các tông đồ.
Vì thế, chúng ta hãy can đảm mở tung cửa lòng còn đóng kín của mình ra, để luồng gió Thánh Thần thổi vào đổi mới chúng ta. Như thánh Phêrô xưa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động, mà Ngài mạnh dạn đứng lên với những lời lẽ khôn ngoan đầy sức thuyết phục, làm cho nhiều người phải đấm ngực ăn năn trở lại cùng đạo thánh Chúa.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta đồng tâm hiệp ý với nhau cậy nhờ Mẹ Maria như các tông đồ năm xưa. Tha thiết xin Chúa Thánh Thần đến biến đổi và canh tân bộ mặt trái đất này. Đồng thời, xin Ngài như làn gió mát xua tan những bóng đêm tội lỗi, và đốt lên trong tâm hồn chúng ta ngọn lửa yêu mến Chúa nồng nàn thắm thiết.
Ước gì, trong đời sống đức tin, sẽ có những lúc chúng ta gặp những gian nan thử thách trăm bề khốn khó, làm cho chúng ta sờn lòng nản chí, đức tin bị lung lay. Thì giờ đây, xin Chúa Chúa Thánh Thần ngự đến an ủi, ban ơn đổi mới mọi sự trong ngoài, giúp chúng ta vững tin theo Chúa dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Đồng thời, xin Ngài cũng thêm ơn khôn ngoan và sức mạnh giúp chúng ta can đảm làm chứng cho Chúa trong nhiệm vụ, trong môi trường sống của mình. Amen.
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
TIẾN BƯỚC CÙNG THÁNH THẦN TRONG BÌNH AN- Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tiếp nối sau lễ Chúa Giêsu thăng thiên nhằm nhấn mạnh và nhắc nhở hoạt động của Thánh Thần trong Hội thánh và nơi người tín hữu. Người tín hữu đón nhận Thánh Thần của Chúa Giêsu Phục sinh trong bí tích rửa tội và được sai đi như chính Chúa Giêsu đã được Cha ban Thánh Thần và sai đi loan báo Tin mừng. Bài đọc sách Công vụ sẽ mô tả việc Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần của những người do thái, hiện thực hóa ý nghĩa của ngày lễ Ngũ tuần là ngày Hội mùa và cũng kỷ niệm việc Thiên Chúa giải phóng những người do thái khỏi xứ Ai cập. Ngũ tuần cũng là năm mươi ngày tính từ ngày Chúa Phục sinh và để đánh dấu thời kỳ hoạt động của Hội Thánh. Thánh Thần hiện xuống với những biểu hiện như gió thổi mạnh ùa vào căn nhà nơi các tông đồ tụ họp và dưới hình lưỡi lửa đậu trên từng người và ai nấy đều bắt đầu nói tiếng lạ trong khi đó những người do thái tụ tập ở Giêrusalem mừng lễ đều ngạc nhiên vì ai nấy đều nghe tiếng các tông đồ rao giảng theo tiếng bản xứ của mình.
Bài Tin mừng mô tả việc Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các môn đệ khi người Phục sinh và hiện ra với các ông, người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông và sai các ông đi với quyền năng tha thứ và cầm buộc tội lỗi. Thánh Thần là sức mạnh của Thiên Chúa, đã hiện diện với Chúa Giêsu trong cuộc đời trần thế của người làm cho người thi thố những công việc đầy quyền năng, giờ đây được ban cho các môn đệ để các môn đệ tiếp nối công việc của người. Thánh Thần được ban tặng qua việc Chúa Giêsu thổi hơi trên các ông bởi vì Thánh Thần chính là Thần Khí, là hơi thở và là sức mạnh của Chúa Giêsu mà người nhận được từ Cha và không ngừng trao đổi với Cha. Thánh Thần là mối hiệp thông tình yêu và sự sống giữa người với Cha, giờ đây, nhờ Chúa Giêsu mà được thông ban cho người môn đệ để họ cũng đón nhận được sự hiệp thông sự sống, tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa để họ cũng sẽ nói lời tha thứ và cầm buộc tội lỗi. Họ được thánh hóa bởi Thánh Thần và sai đi như Chúa Giêsu đã được sai đi, với quyền năng Thần linh mạnh mẽ.
Trong những lời của Chúa Giêsu trước khi ra đi chịu khổ nạn, người đã báo trước cho các môn đệ về Thánh Thần mà người sẽ ban cho các ông và sẽ ở với các ông để nâng đỡ cho các môn đệ trong hành trình làm chứng cho người. Thánh Thần là Đấng bảo trợ, một danh xưng khác nhằm nói lên vai trò của Thánh Thần là Đấng bênh vực và che chở cho người môn đệ. Người môn đệ là người sống và làm chứng cho thầy Giêsu ở trần thế, họ không cô đơn nhưng có được sức mạnh phi thường là Thánh Thần cũng là Đấng bảo trợ cho họ. Họ sẽ bị bắt bớ vì danh thầy, họ sẽ bị điệu đến các toà án của vua chúa quan quyền, nhưng họ luôn có Thánh Thần là Đấng bảo trợ cho họ. Trong những khi bị bắt bớ và tra hỏi, người môn đệ hãy luôn vững vàng và tin tưởng vì họ đã lãnh nhận Thánh Thần của Chúa Giêsu. Chính Thánh Thần làm chứng cho Chúa Giêsu, bởi vì Thánh Thần là Thần khí sự thật, và người môn đệ cũng sẽ làm chứng cho thầy Giêsu cùng với Thánh Thần bởi vì người môn đệ đã ở với Chúa Giêsu ngay từ đầu. Thánh Thần còn có vai trò dẫn đưa người môn đệ đến chân lý toàn vẹn, tức là chân lý về Chúa Giêsu. Vai trò cứu độ của Chúa Giêsu đã kết thúc với sứ vụ rao giảng của người và cái chết hiến thân mình trên thập giá. Giờ đây Thánh Thần sẽ làm cho các môn đệ hiểu Tin mừng mà Chúa Giêsu rao giảng, hiểu ý nghĩa cái chết cứu độ của người, cũng như hiểu rõ về lời các tiên tri trong Cựu ước đã loan báo về Chúa Giêsu bởi vì vai trò của Thánh Thần vốn là vai trò soi sáng hướng dẫn người môn đệ tới chân lý. Sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đến chân lý không gì khác hơn là làm cho các ông hiểu được Lời Chúa, hiểu những lời Thánh Kinh đã loan báo trước về Đức Giêsu chịu khổ nạn để vào trong vinh quang Phục sinh. Đây không đơn giản chỉ là thông truyền cho người môn đệ một tri thức mà thôi, nhưng là sự hiểu biết dẫn đưa tới lòng yêu mến tin tưởng đối với sứ điệp Tin mừng mà Chúa Giêsu đã rao giảng cũng như Lời Thánh Kinh để rồi sống và làm chứng cho Chúa Giêsu. Công việc của Chúa Thánh Thần là soi sáng và hướng dẫn người môn đệ, công việc nội tâm hóa và hiện tại hóa sứ điệp của Chúa Giêsu. Công việc của Chúa Thánh Thần không nhằm đưa ra một mạc khải nào khác hơn mạc khải của Chúa Giêsu, nhưng là thúc đẩy và soi sáng để người môn đệ hiểu biết rõ hơn mạc khải của Chúa Giêsu. Chúa Thánh Thần sẽ làm chứng và tôn vinh Chúa Giêsu vì Thánh Thần là của Cha và cũng là của Con.
Thực là mầu nhiệm cao cả, việc Thánh Thần của Thiên Chúa được ban tặng cho các môn đệ và cho mọi người tin nhờ Chúa Giêsu. Nhờ Thánh Thần của Chúa Giêsu mà người môn đệ, vốn là những con người yếu hèn được thông hiệp đời sống thần linh của Chúa Giêsu và được mời gọi đón nhận sứ vụ rao giảng Tin mừng của người và được thông hiệp vào cùng một thân mình của Chúa Giêsu với nhiều tác vụ và đặc sủng khác nhau. Công đoàn Hội thánh sẽ được phát triển nhờ hoạt động mạnh mẽ của Chúa Thánh Thần sẽ kiến tạo những cộng đoàn Kitô giáo sinh động, với nhiều ơn gọi và đặc sủng nhờ hoạt động của Thánh Thần. Ngày nay hoạt động của Thánh Thần vẫn luôn mạnh mẽ trong các cộng đoàn Hội Thánh, nâng đỡ chúng ta trong hành trình đầy vinh dự là sống ơn gọi làm Kitô hữu, làm cho chúng ta biết can đảm ra khỏi con người ích kỷ chật hẹp của mình để đến với những người khác để cùng tham dự vào Thân mình của Chúa Giêsu, được thánh hóa trong thân mình của người, được tham dự vào sứ vụ rao giảng Tin mừng của người và được chia sẻ vinh quang của người trong nước trời. Thánh Thần lôi cuốn chúng ta làm cho chúng ta được luôn vui mừng, bình an và hy vọng trong mọi hoàn cảnh, làm cho chúng ta biết xa tránh những đam mê xác thịt và dấn thân theo Thần Khí, từ bỏ mọi đam mê xác thịt như dâm bôn, hận thù, ganh ghét, chè chén say sưa. Đây chính là những chia sẻ và cảm nghiệm của thánh Phaolô. Người nhắc nhở các tín hữu ở Corintô và ở Galát về hiệu quả của Thánh Thần trong đời sống người tín hữu là những người bắt đầu đời sống mới : họ trở nên những con người sống theo Thần khí, tức là sống bác ái, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu và trung tín, và họ biết đóng đinh tính xác thịt mình cùng với những thói hư tật xấu và cùng với Thánh Thần họ tiến bước trong bình an.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam