Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1379590
THỊT TA LÀ CỦA ĂN
THỊT TA LÀ CỦA ĂN- ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt
Nói đến máu thịt là nói đến những gì thâm sâu nhất trong con người. Thâm sâu vì máu thịt chính là sự sống. Thâm sâu vì máu huyết thuộc hệ di truyền. Ta thường nói: máu huyết của cha, thịt xương của mẹ. Yếu tố “gen” là thứ sâu xa trong bản tính con người. Là lực lượng âm thầm điều hướng định mệnh con người. Như thế máu thịt không những làm thành con người thể lý bên ngoài mà còn làm thành con người ở chiều sâu tâm sinh lý nữa.
Máu thịt là thứ thiết thân nhất trong con người. Thiết thân vì nó gắn bó chặt chẽ với bản thân ta, gắn bó với sự sống của ta. Lấy nó ra khỏi con người thì đau đớn lắm. Thiết thân vì ta yêu mến nó. Yêu máu thịt của mình cũng như yêu mạng sống mình là một điều hết sức tự nhiên.
Hôm nay khi nói ban Máu Thịt cho chúng ta, Chúa Giêsu ban cho ta những gì thâm sâu nhất trong bản thân Người. Người không chỉ ban Máu Thịt mà còn ban cho ta cốt lõi của bản tính Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu:. Khi ban cho ta Máu Thịt, Chúa Giêsu ban cho ta chính tình yêu của Người.
Khi ban Máu Thịt cho ta, Chúa Giêsu phải chịu đau đớn. Mạng sống là quý nhất. Nhưng Người yêu ta còn hơn yêu mạng sống của mình. Vì thế, Người hiến mạng sống cho ta như lời Người nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Mạng sống là thiết thân. Nhưng đối với Người, ta còn thiết thân với Người hơn cả mạng sống của Người nữa. Người chịu tiêu hủy mình đi để trở nên thiết thân với ta. Khi hiến mình làm lương thực, Người chấp nhận chịu nghiền tán, chịu đớn đau để trở thành thịt máu của ta, để trở thành thiết thân với ta, đến nỗi ta không thể tách Người ra khỏi ta được nữa. Thật là một tình yêu lạ lùng. Thật là một sáng kiến tuyệt vời.
Khi ban Mình Máu Thánh cho ta, Chúa Giêsu mong ước ta sống kết hiệp mật thiết với Người. Khi chịu lấy Mình máu Thánh Chúa thì Chúa ở trong ta và ta được ở trong Chúa. Đây là một biến đổi sâu xa. Chúa Giêsu đã làm người để ở với ta, làm tấm bánh để ở lại trong ta. Chúa mong ước ta ở lại trong Chúa. Vì thế khi rước lễ, ta phải biến đổi đời sống cho xứng đáng và phù hợp với Chúa. Ở trong Chúa không phải là ở trong không gian vật lý nhưng ở trong không gian thiêng liêng, trong ảnh hưởng của Chúa, trong tình yêu của Chúa, trong lề luật của Chúa, trong tinh thần của Chúa. Như thế ở trong Chúa có nghĩa là sống như Chúa, suy nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, yêu thương như Chúa.
Khi mời gọi ta đến kết hiệp với Người, Chúa mong muốn cho ta được sống. Chúa chính là nguồn mạch sự sống. Ở trong Người là ở trong sự sống. Kết hiệp với Người là kết hiệp với sự sống. Sống nhờ Người là hít thở sự sống của Người, hấp thu sự sống của Người. Người là sự sống vĩnh cửu, sự sống sung mãn, sự sống hạnh phúc. Được sống bằng sự sống của Người ta sẽ được sự sống dồi dào, hạnh phúc không bao giờ tàn phai.
Lạy Chúa, xin cho con hiểu biết, yêu mến và sống bí tích Thánh Thể trong cuộc đời con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1)Bạn hiểu thịt máu có ý nghĩa gì?
2)Chúa ban Thịt Máu Chúa cho ta. Điều này có ý nghĩa gì?
3)Thế nào là ở trong Chúa? Muốn ở trong Chúa bạn phải làm gì?
4)Thế nào là sống nhờ Chúa? Muốn sống nhờ Chúa bạn phải làm gì?
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- Năm B
BÁNH THÁNH THỂ- Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Bài đọc 1 trích sách Châm Ngôn: “Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế”. Theo lời sách Châm Ngôn, bánh và rượu đây là Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan được “thiên cách hóa” như chính Thiên Chúa: “đừng ngây thơ dại ngờ nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết”.
Tin Mừng thánh Gioan chương 6 cho thấy Chúa Giêsu Kitô chính là Đức Khôn Ngoan Nhập Thể, là Bánh Hằng Sống: “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Trang Tin Mừng hôm nay là đỉnh cao của mạc khải Đức Khôn Ngoan Nhập Thể trở thành Bánh Thánh Thể.
Chúa Giêsu khẳng định: “Bánh tôi ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Người Do thái phản ứng và tranh luận sôi nổi: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?”.
Chúa Giêsu giải thích và khẳng định thêm: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết”.
Chúa Giêsu cho biết hiệu năng khi “ăn thịt và uống máu” là được kết hiệp mật thiết với Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”.
Chúa Giêsu nhắc lại hiệu lực của manna cũ để so sánh với hiệu năng của Manna mới: “Tổ tiên các ngươi đã ăn mana và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.
Những lời Chúa Giêsu giảng dạy mạc khải rõ ràng về Bí Tích Thánh Thể.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum.
Bí Tích Thánh Thể được Chúa thiết lập trong Tiệc Ly: “Đang khi ngồi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ và phán:Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con.Cùng một thể thức ấy, Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói:Tất cả hãy cầm lấy mà uống vì này là chén máu Ta, máu giao ước sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. (Mt 26,26-29).
Bí Tích Thánh Thể được Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau “Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho họ. Và họ đã nhận ra Người đã Phục sinh” (Lc 24,13-35).
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu chúng ta.
Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.
Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô. Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.
Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần. Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội. Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một tấm bánh là thân mình Đức Kitô (1 Co10,17). Như thế bàn tiệc Thánh Thể là nguồn mạch của yêu thương, cảm thông và hiệp nhất.
Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô. Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa. Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc linh mục Truyền Phép:
“Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
“Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
“Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18, 20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo, vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: “Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống…” (Mt 25, 35- 36). Trái lại nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi linh mục đọc Lời Truyền Phép. (x.simonhoadalat.com, Tặng phẩm Thần Linh, ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. “Thiên Chúa đã yêu thế gian nỗi ban chính Con Một…” (Ga 3, 16) và Con Một là Chúa Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.
Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Trước tình yêu bao la của Thiên Chúa, thánh Phaolô trong bài đọc 2 khuyên các tín hữu: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha”, đồng thời: “Hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời gian hiện tại…hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa…hãy thấm nhuần Thần Khí”. Ý Thiên Chúa muốn chúng ta sống yêu thương như Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa. Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN- Năm B
TÔI LÀ BÁNH HẰNG SỐNG– Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
Thời vua Hùng Vương có một bà sinh đứa con tên là Gióng. Đứa bé lên ba rồi vẫn không biết lật, không biết ngồi, cũng không biết cười nói gì, cứ nằm ngửa đòi ăn.
Thời ấy giặc Ân kéo đến xâm chiếm, quân ta nhiều lần bại trận. Vua Hùng lo sợ, sai sứ đi khắp nước tìm kiếm tướng tài cứu nước. Nghe báo cứu nước, tự nhiên bé Gióng nhìn mẹ bật lên tiếng nói: “Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Sứ giả vào nhà thấy bé liền hỏi: “Bé ơi, bé bị tật như thế, mời ta vào làm gì?”. Gióng dõng dạc nói: “Về bảo Vua đúc một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt, một mũ sắt đưa đến cho ta đi đánh giặc Ân”. Rồi bé bảo mẹ thổi nhiều cơm cho con ăn. Mẹ thổi bao nhiêu, bé ăn hết bấy nhiêu. Hết gạo, mẹ kêu làng xã đem gạo, khoai, bánh rượu, trâu bò cho bé ăn. Bao nhiêu cũng hết. Ăn xong, lúc vươn vai thành người khổng lồ, mặc áo giáp, cầm gươm, hét lớn tiếng: “Ta là tướng nhà trời”. Gióng nhảy lên ngựa sắt phun ra lửa, phi như bay đến phá tan giặc Ân. Dẹp xong giặc, Gióng chạy lên núi Sóc Sơn, cởi áo bỏ lại, biến lên trời. Vua phong thánh Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ kỷ niệm ở làng quê. Câu truyện có vẻ thần thoại, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Thứ nhất, gặp nguy khốn, thấy mình bất lực, phải lo tìm hiền tài cứu nước, chớ đừng kiêu ngạo cậy mình tự ái kẻo nguy khốn. Đức Giêsu thấy con người nguy khốn phải chết đời đời, nên đã bảo Ta phải tìm bánh hằng sống, đừng cậy dựa vào thức ăn hư nát.
Thứ hai, đừng khinh chê những kẻ bé nhỏ yếu đuối, nhiều khi đó là thứ bé bé hạt tiêu. Dân Do thái khinh chê Đức Giêsu là con bác thợ mộc, đâu có ngờ rằng chính Người là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế họ hằng trông mong.
Thứ ba, sức con người dù là vua, quan, quân tướng, cơm gạo chẳng đáng là gì, nếu không nhờ trời cứu giúp thì sẽ bị diệt vong.
Đức Giêsu báo động cho dân chúng biết cơm bánh trần gian đâu có cứu được họ khỏi chết, nếu không nhờ bánh từ trời. Bánh hằng sống thì họ sẽ bị diệt vong đời đời.
Thứ bốn, nhân dân muốn được cứu khỏi tay quân giặc tàn bạo, thì phải biết tham gia vào công việc cứu mình, cứu quốc bằng góp gạo, góp sức đúc ngựa sắt, áo, mũ, gươm sắt để tỏ lòng thành khẩn cầu cứu. Thực ra, tướng nhà trời đâu cần những thứ đó.
Đức Giêsu cũng đòi người ta phải ra công làm những việc Thiên Chúa dạy dỗ, để chứng tỏ lòng mình thành tâm tin thờ Ngài. Chứ những việc làm của con người đâu có thêm gì cho Thiên Chúa, mà chỉ mang lại sự sống đời đời cho con người.
Nếu sứ giả cũng như nhà vua cùng bà mẹ và dân làng, khinh chê đứa bé tàn tật, cố chấp không nghe lời bé Gióng, không góp công, góp của một chút, thì đâu được bé Gióng là tướng nhà trời đến cứu dân, cứu nước. May thay, họ đã khiêm tốn nghe theo lời đứa bé ba tuổi tàn tật và họ đã được tướng nhà trời cứu sống. Đúng như câu tục ngữ: Hãy giúp mình thì trời sẽ giúp anh (Aides-toi, le ciel t’aidera).
Người Do thái đã không học bài học đó. Họ khinh chê lời Đức Giêsu. Họ quá quen ăn thịt chiên, cừu, gà, vịt, mỗi khi nghe nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì được sống muôn đời”. Họ lấy làm chướng tai, phản đối và bỏ đi. Cố chấp, dầu Đức Giêsu đã giải thích rõ lời của Người là lời hằng sống, Thịt của Người là bánh trường sinh từ trời xuống, để cho thế gian được sống, họ vẫn không tin. Họ không nhận ra lòng yêu thương vô cùng của Người đã cứu chữa bao nhiêu kẻ tàn tật phong cùi, và mới cứu họ khỏi đói khát, đã cho họ ăn bánh lạ no nê. Bây giờ Người cho họ biết: Người sẽ hy sinh lấy Thịt Máu Mình nuôi sống họ muôn đời. Họ lại càng thấy chướng tai.
Cảnh tượng đó thật đau lòng. Cảnh tượng đau lòng này cũng đang diễn ra nơi chúng ta. Chúng ta nghe lời Chúa thì ít, học lời Chúa càng ít hơn, còn tin lời Chúa, suy niệm lời Chúa và sống lời Chúa thì không biết được mấy ai? Nhưng chúng ta nghe nói hành, nói xấu thì tham gia thêm thắt rất hăng hái. Nghe chuyện bù cú thì rất thích chí, cười khềnh khệch. Nghe nói dóc, tán tỉnh rất mùi mẫm, nghe chuyện tào lao phim ảnh như chuyện Ngộ Không, Trư bát Giới thì nhớ rất kỹ và kể lại thao thao bất tuyệt.
Chúa hết lòng dạy dỗ và đã phải kêu gọi: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe” thì chẳng ai nghe. Nếu có nghe thì cũng chỉ như hạt giống rơi trên vệ đường đá sỏi, bụi gai, chẳng gặp được đất tốt.
Chúa bảo: “Ai ăn Thịt Ta thì được sống đời đời”, thế mà chỉ được một số, còn rất nhiều người bỏ đi uống cà phê, hút thuốc, say rượu, dung dưỡng xác thịt hơn là lãnh của ăn hằng sống bổ dưỡng cho linh hồn. Biết bao nhiêu người được mời dự tiệc con chiên nước Trời, nhưng họ đã tìm hết cách từ chối: “Người đi thăm trại, kẻ đi buôn, đứa thì lo cưới vợ. Họ khinh thường lời mời của vua trời đất, họ sẽ bị tru diệt” (Mt. 22, 5-7 Lc. 14, 18-20).
Lạy Chúa, ai đã thương lấy thịt mình nuôi con. Ai đã thương cứu con khỏi cảnh hư đốn. Ai đã thương cho con được sống muôn đời. Ai đã thương cho con được sống vinh phúc với Ngài. Lạy Chúa Giêsu, chỉ có Chúa mà thôi. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam