Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 40
Tổng truy cập: 1379548
TIN MỪNG HÔM NAY
TIN MỪNG HÔM NAY – Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC
Thưa anh chị em,
Sau một thời gian đi rao giảng Tin mừng, với biết bao chiến tích vẻ vang, đặc biệt nơi các vùng dân ngoại miền thập tỉnh…. Danh tiếng Đức Giêsu vang dội khắp nơi, vì Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền và kèm theo các phép lạ. Tất cả những điều ấy minh chứng Đức Giêsu đem đến cho nhân loại một mùa xuân mới, mùa xuân hồng ân cứu độ.
Hôm nay, có dịp trở về thăm quê nhà, Đức Giêsu vào hội đường theo thói quen của ngày Sabat. Người ta trao cho Ngài cuốn sách Thánh, mở ra gặp ngay đoạn sách tiên tri Isaia. Chúa Giêsu xác định lời của vị ngôn sứ nói về sứ mạng của Ngài thật chính xác “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh thánh mà tai quí vị vừa nghe”.
Chúng ta để ý đến cặp từ “hôm nay”. Chúa Giêsu không nói hôm qua, hay ngày mai, mà là “hôm nay”. Đặc tính thần học của Tin mừng Luca có nói tới 12 lần “hôm nay”. Lời đầu tiên các thiên thần báo tin cho các mục đồng trong đêm giáng sinh: “Hôm nay, Đấng cứu độ đã sinh ra cho chúng ta” (Lc 2,11). Cho đến lời cuối cùng Đức Giêsu nói với người trộm lành: “ Hôm nay, ngươi sẽ ở trên Thiên đàng với Ta” (Lc 23, 43).
Cho nên Lời Chúa mà chúng ta đọc, chúng ta suy gẫm không phải là Tin Mừng của ngày hôm qua, cũng không phải là Tin Mừng của ngày tận thế, mà là Tin Mừng của ngày hôm nay.
Thế thì Tin Mừng hôm nay, đó là Tin Mừng nào? Thưa, đó là Tin Mừng dành cho những người nghèo khó. Tin mừng làm cho bệnh nhân được ơn chữa lành. Tin mừng thuyên chữa những tâm hồn sám hối, và loan truyền ơn giải thoát cho kẻ bị giam cầm….hay nói cách khác, đây là Tin mừng của một Thiên Chúa đến ở cùng ở với nhân loại chúng ta.
Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Vì thương xót nhân loại lỗi lầm, mà Đức Giêsu từ bỏ trời cao xuống đất thấp để hòa nhập vào thế giới con người. Như lời thánh Gioan nói: “Ngôi lời đã làm người và ở giữa chúng ta”(Ga.1,14).
Thật vậy, chính vì lòng thương xót thúc đẩy, nên Ngài ra đi không biết mệt mỏi khắp nẻo đường đất nước Do thái, để thi ân giáng phúc và mặc khải cho con người biết có một Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương.
Anh chị em thân mến,
Lời ngôn sứ Isaia nói về sứ mạng của Đức Giêsu “Thánh Thần Chúa ngự trên Tôi, Ngài sai Tôi đi rao giảng Tin mừng”. Mỗi người Kitô hữu khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, cũng được mời gọi tham dự vào chức ngôn sứ của Đức Kitô, nghĩa là được Chúa sai đi sống chứng nhân Tin mừng.
Chúa muốn chúng ta sống chứng nhân Tin mừng với những người nghèo: Người nghèo được Chúa ưu tiên hàng đầu trong sứ vụ rao giảng Tin mừng. Ở Việt Nam người nghèo ngày mỗi gia tăng. Thế nhưng, khi gặp một người nghèo chúng ta có chạnh lòng thương và tìm cách giúp đỡ họ không? Trong kinh “Thương người có 14 mối” dường như ai trong chúng ta cũng thuộc, nhưng thử hỏi chúng ta đã thực hiện được mấy mối rồi?
Chúa sai chúng ta đi đến những người đau khổ bệnh tật. Những người này ở trong các bệnh viện, trong những mái ấm tình thương, hay những người ăn xin đói khổ khắp các nẻo đường phố chợ. Họ đang cần một chút tình thương, một chút chia sẻ làm cho ấm áp tình người.
Ngày nay, người ta sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền của, bao nhiêu thời giờ đi hành hương, hay đi du lịch nước này nước nọ tham quan được, nhưng không mấy người dành chút thời giờ để bước sang nhà bên cạnh, viếng thăm an ủi một người đang đau khổ, hay đọc một lời kinh cho bệnh nhân trong giờ sau hết.
Chúa mời gọi chúng ta đi đến với những người bỏ xưng tội rước lễ lâu năm. Những người này không thiếu trong gia đình hay trong xứ đạo của chúng ta. Chúng ta đừng quên Lời Chúa dạy: “Sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như Ta đã thương ngươi!”. Chính khi chúng ta động viên khích lệ, cảm thông những yếu đuối của người khác, đến lúc chúng ta yếu đuối lầm lỡ, Chúa cũng dễ dàng bao dung tha thứ bỏ qua cho chúng ta.
Cuối cùng, Chúa sai chúng ta đi đến với những người chưa biết Chúa. Đất nước Việt nam chúng ta hiện nay hơn 90 triệu dân, nhưng chỉ có hơn kém 7 triệu người biết Chúa, còn lại rất nhiều người chưa biết Chúa là ai, chưa biết Tin mừng là gì, đó là bổn phận của chúng ta. Thế thì, chúng ta có thao thức gì trong vấn đề này. Chúng ta có đóng góp gì trong lãnh vực làm cho người khác nhận biết Chúa không?
Những người lương dân này có khi làm cùng công ty, cùng buôn bán, hay ở cùng làng xóm với chúng ta. Nếu chúng ta ngại ngùng không mạnh dạn nói về Chúa cho họ hay về đạo của mình, thì ít ra trong đời sống, qua cung cách ứng xử với lương tâm ngay thẳng, sống chan hòa tình thương, chia cơm xẻ áo cho những người kém may mắn, sống bao dung tha thứ….. những hành vi đó là bằng chứng hùng hồn cho đạo thánh Chúa, hơn là những lời nói suông, được như thế, đó là Tin mừng của ngày hôm nay. Amen.
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN- NĂM C
TRỞ VỀ- Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn
“Đức Giêsu trở về Galilê trong quyền năng của Thánh Thần” (Lc 4:14a).
Đang khi quân Pháp đánh nhau dữ dội với quân Nga, Napôlêon được mật báo sắp có một cuộc đảo chánh tại Pháp nhằm truất phế ông ta. Tức khắc, vị tướng lừng danh khắp cõi Châu Âu vội cải trang, lén lút đem theo vài cận vệ rời khỏi cuộc chiến đang hồi ác liệt để trở về Pháp, nhằm trừng phạt bọn phản loạn và để bảo tồn ngai triều hoàng đế của mình.
Đến một con sông, đoàn người phải thuê một bác chèo đò đưa qua bờ bên kia. Đang lúc sang sông, Napôlêon buộc miệng hỏi lão chèo đò: “Ông có thấy người lính Pháp nào trốn qua khúc sông này không?” Người lái đò, một công dân Pháp, không biết trước mắt mình là hoàng đế Napôlêon đang cải trang, nên vô tình mỉa mai đáp lại: “Tôi chỉ thấy ông và những kẻ theo ông là những người lính Pháp hèn nhát trốn về ngang đây đầu tiên.”
Người kể truyện không nói rõ Napôlêon, vị tướng hùng của dân tộc Pháp, kẻ chưa từng nếm mùi chiến bại đã phản ứng thế nào với lão chèo đò dám có những lời khinh thị kia, người viết chỉ kết bằng một câu chua chát: “Đây là một cuộc trở về ê chề nhất trong đời Hoàng đế.”
Trước đây, mỗi khi Napôlêon với đoàn quân viễn chinh trở về là những lúc kinh thành Balê tưng bừng náo nhiệt và ngập tràn ánh sáng. Người ta tung hô, múa nhảy, ăn mừng, bởi vì hoàng đế của họ đang mang lại chiến thắng, danh dự, an bình, vinh quang cho đất nước và dân tộc. Thế nhưng, hôm nay Napôlêon đã trở về không phải cho dân hay cho nước, song là cho chính mình-cho chính ngai vàng và quyền bính của mình, mà nghe đâu đang có kẻ đe doạ lật đổ. Hậu quả, vị tướng tài đã phải nhục nhã vô cùng khi nghe câu nói châm biếm của lão chèo đò.
Biến cố trở về của Napôlêon nhắc người ta nhớ đến hình ảnh nổi loạn của dân Do thái ngày xưa trong sa mạc: giữa một cuộc chiến đang hồi ác liệt với đói khát, thiếu thốn, nắng nôi trên con đường tiến về miền đất Chúa hứa, dân Do thái đã trở lòng. Họ muốn quay lui. Họ mơ tưởng đến những nồi súp, miếng thịt, củ hành, tép tỏi bên vùng đất Ai cập, nơi họ từng phải làm nô lệ, tôi đòi. Mơ chưa đủ, họ còn nổi loạn bắt Môisen phải cho phép quay về vùng đất đó. Không tha thiết gì với vùng đất “chảy sữa và mật ong” nữa.
Thế đấy, cả Napôlêon lẫn dân Do thái xưa, tuy khác nhau ở chỗ một bên đang trên đường trở về, một bên mong mỏi và nổi loạn đòi trở về, nhưng cả hai đều có cùng một mục tiêu trần tục và phù vân như nhau. Họ điên cuồng tức giận, bỏ mặc quân lính giữa cuộc chiến đang hồi nóng bỏng để trở về với nồi khoai, nồi thịt nay đầy mai hết, với những thứ mà Thánh Phaolô cho là “việc vàn của xác thịt.”
Hôm nay, Phúc Âm Luca cũng nhắc đến việc Đức Giêsu trở về (Lc 4:14). Cuộc trở về này xảy ra ngay sau một cuộc chiến ác liệt: cuộc chiến chống lại cám dỗ của quỉ ma trong sa mạc, suốt 40 ngày đêm liên tiếp.
Nhưng ngay từ khởi đầu, bài Phúc âm đã không nhắc đến việc Chúa Giêsu trở về với những gì liên quan đến xác thịt, nhưng lại nhấn mạnh: “Ngài trở về trong quyền năng của Thần khí.” Chúa Giêsu đã trở về trong quyền năng của Thánh Thần vì Ngài đã chiến thắng, vượt qua cuộc cám dỗ gay go về cơm bánh, vinh quang, và uy quyền thế gian. Ngài đã trở về không cho chính mình, song là cho mọi người, những ai cần đến ơn cứu độ.
Con người gồm có xác hồn, một tổng thể của vật chất và linh thiêng, của xác thịt và thần khí. Nhưng theo lời Thánh Phaolô trong thư Galata thì xác thịt và Thần khí luôn chống lại nhau. Nếu phần xác thịt-những đam mê, ham muốn, dục vọng, vật chất-thắng thế thì phần thiêng liêng tất sẽ bị suy yếu. Song nếu phần thiêng liêng hay Thần khí trong ta thắng thế thì sẽ chế ngự được những đòi hỏi của xác thịt.
Đức Giêsu trở về trong Thần khí. Ngài không để cho phần xác thịt là những đam mê vượt thắng. Ngài không quì gối bái lạy Satan để có được một chút vinh quang, danh dự, uy quyền. Ngài không để cho cái bao tử hay đồng tiền vật chất khuất phục mình, khi cương quyết không làm đá hoá bánh, không làm điều trái nghịch với tự nhiên để thoả mãn những tham muốn hay dục vọng riêng tư.
Trái lại, đối với Đức Giêsu, mọi vinh quang, danh dự, hay sự sống đều phải qui hướng về Thiên Chúa, chứ không phải Satan hay cá nhân mình. Đây chính là tinh thần của Đức Kitô. Đây cũng chính là Thần khí mà Ngài đã có khi trở về đất Galilê để khởi đầu sứ mạng rao giảng.
Có trở về trong Thánh Thần, tức có hướng lòng lên Thiên Chúa để vươn mình thắng vượt những tham lam, tiền bạc, bất công, và chế ngự những khát vọng uy quyền, xác thịt, danh lợi, thì mới có thể đem Tin Mừng cho người nghèo khó, mới giải phóng cho kẻ tù đày, và mới mở mắt cho người đui mù được. Còn nếu tôi cứ tự cột trói và giam hãm trong đau khổ và lo lắng thái quá về đồng tiền, của ăn, thế giá thì làm sao ta đem được Tin Mừng hay niềm vui cho người khác; có chăng chỉ là tranh chấp, gian dối, và u buồn thôi!
Người ta hay nói “đời là một cuộc trở về.” Đúng lắm! Và dưới cái nhìn của con mắt đức tin, mọi người đang trở về quê trời. Đây là một cuộc trở về vinh quang cuối cùng này, tôi vẫn cần luôn những cuộc trở về nho nhỏ, hằng ngày. Rất bình thường, nhưng không kém quan trọng.
Thử hỏi có hôm nào trong cuộc sống mà tôi lại không có một chuyến trở về nào đó: trở về từ sở làm, trở về sau khi đi nhà thờ, trở về sau lúc đi chợ, đi chơi, đi học, đi nhậu, trở về sau những cuộc hẹn hò, tiệc tùng v.v.. Nhưng thử hỏi với lần trở về như vậy, tôi mang theo được điều gì? Tôi mang về bực bội, khó chịu, cay chua, nóng nảy, giận hờn, ghen tuông hay đưa về Thần khí của Đức Kitô, thứ Thần khí hoa trái là mến yêu, vui mừng, bình an, quảng đại, hiền từ, tiết độ.
Chợt giật mình tự vấn: “Không biết mỗi ngày khi về nhà, tôi có đem về niềm vui, sự sống, an bình và thoải mái cho tâm hồn tha nhân, hay vợ chồng con cái của mình chăng?”
Cách nay không lâu, trên tờ báo Catholic Register người ta học thấy có câu chuyện “Trở Về” rất đáng suy tư. Số là anh Jim O’Donnell, một công dân Hoa kỳ 36 tuổi đang làm việc tại Luân Đôn, Anh quốc, cho một nhóm các ngân hàng của Hồng Kông và Shangai. Jim O’Donnell đã gây sửng sốt cho giới doanh thương Hồng Kông, Luân Đôn và cả New York khi tuyên bố rằng anh sẽ về nước, nghỉ việc, mặc dầu khi ấy các ngân hàng vừa tăng lương cho anh với số tiền là 1.650.000 đôla một năm.
Nhiều người thắc mắc tại sao anh Jim không tiếp tục công việc để hưởng số lương bổng mà không ít kẻ nằm mơ cũng chưa thấy được số lẻ của nó. Bạn có biết lý do anh trở về nước không?
Rất lạ! Anh về nước là để cho kịp niên học tại một chủng viện vào mùa Thu 98. Anh muốn đi học để trở thành linh mục. Đúng là anh trở về với tâm hồn của Đức Kitô, với Thần khí của Thiên Chúa, với tinh thần hy sinh những gì thuộc về xác thịt, quyền lợi, sở thích riêng tư, để thực hiện một ước vọng mới là mang Tin mừng, niềm vui và sự sống chân lý cho muôn người.
Xin Chúa cũng ban cho bạn trong những lần trở về với gia đình, cộng đoàn, có được chính Thần khí của Đức Kitô tác động và dẫn lối.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam