Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 52

Tổng truy cập: 1364359

TÌNH THƯƠNG THA THỨ

TÌNH THƯƠNG THA THỨ

 

Một văn sĩ nđã kể lại câu chuyện ngắn về cậu bé David trong câu chuyện có tựa đề là: “Người Con Của Ai Đó” như sau:

David đã bỏ nhà ra đi, nó viết thư về cho mẹ như sau: Thưa Mẹ, vài ngày nữa con sđi ngang qua nhà, con sợ cha lắm, nếu cha tha thứ cho con thì mẹ hãy xin cha cột một dây vải trắng nơi cây xoài trước nhà, nhìn thấy dấu hiệu này con biết là cha đã tha thứ và con sẽ về lại.

Vài ngày sau, David lấy vé xe lửa về quê. Đường xe lửa đi ngang qua trước nhà, cậu nghĩ, nếu cậu thấy được sợi dây vải trắng cột trên cây xoài thì cậu sẽ xuống trạm xe kế bên và đi về nhà, nếu không thì sđi luôn sang nơi khác.

Cậu David rất hồi hộp khi xe gần đến nhà, sợ mình có thể nhìn lầm hay không kịp nhìn, cậu nhờ một người bên cạnh cùng nhìn phụ. Xe chạy ngay qua địa điểm, không những là cậu mà cả người bạn cũng nhìn thấy, người bạn hỏi cậu:

- Tại sao cây xoài nhà đó lại đầy những tấm vải trắng treo trên khắp các cành cây như vậy?

David mỉm cười không trả lời, cậu chỉ giữ lấy ý nghĩa của dấu hiệu đó cho riêng mình mà thôi và hân hoan xuống trạm xe kế tiếp.

Câu chuyện vui trên giúp chúng ta hiểu thêm sứ điệp Phúc âm mà Chúa gởi đến chúng ta hôm nay. Như cậu David, chúng ta mang nặng ý thức về những lỗi lầm của mình và nghi ngờ tình thương tha thứ của Thiên Chúa. David cần được củng cố vì tình thương của cha sẵn sàng tha thứ. Chúng ta cũng vậy, Thiên Chúa đã thực hiện nhiều dấu chỉ trong cuộc đời để chỉ cho chúng ta thấy tình thương của Ngài, và dấu chỉ quan trọng nhất hằng ngày chúng ta thấy, đó là thập giá Chúa Giêsu Kitô, dấu chỉ đó cho chúng ta thấy tình thương tha thứ của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta.

Bài Phúc âm hôm nay ghi lại ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa: dụ ngôn con chiên bị mất; dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất, nhất là dụ ngôn người cha nhân hậu.

Qua bài Phúc âm, Giáo Hội nhắc lại cho chúng ta dụ ngôn về tình thương của Thiên Chúa Cha đối với con người tội lỗi. Thái độ của người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, của người đàn bà bị mất một đồng tiền và của người cha có đứa con bỏ nhà đi hoang, thái độ yêu thương tha thứ đó vượt quá mức độ bình thường con người có thể tưởng tượng được và phản chiếu thái độ của Thiên Chúa đối với con người.

Theo lệ thường, nếu chúng ta có một trăm con chiên mà lỡ bị mất một con, chúng ta có nhất quyết đi tìm con chiên lạc cho đến khi gặp được mới thôi hay không? Chắc chắn là không, vì số chín mươi chín con còn lại không đáng giá hơn một con bị lạc mất hay sao? Quan niệm của con người chúng ta thường hay căn cứ vào số lượng, và có thể chúng ta cho rằng hành động của người chăn chiên là một hành động khác thường, nếu không muốn nói là điên khùng theo mức độ con người. Nhưng đối với Thiên Chúa thì không điên khùng, vì Ngài không đặt tương quan của Ngài trên căn bản con số, chất lượng nhiều hay ít, nhiều người hay ít người, nhưng trên căn bản tương quan giữa Ngài với từng cá nhân. Mỗi con chiên, mỗi người đều có giá trị duy nhất đối với Ngài, và do đó nếu bị lạc mất thì nhất quyết phải tìm cho được mới thôi. Rồi hành động của người đàn bà cũng thế, theo thường tình thì mất một đồng cũng không sao, vì còn cả chín đồng kia mà. Nhưng để diễn tả mức độ của Thiên Chúa thì một đồng bị mất kia là hết sức quan trọng, phải tìm cho được mới thôi.

Người cha của đứa con đi hoang, theo thường tình thì bỏ mặc kệ nó, nhưng để diễn tả thái độ của Thiên Chúa đối với con người thì người cha kia hằng ngày đứng trông con mình trở về, và đã nhìn thấy con mình trở về trước khi nó nhìn thấy ông. Người cha tha thứ cho đứa con ngay cả trước khi nó mở miệng xin tha, rồi làm tiệc ăn mừng.

Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người và mỗi người, Ngài muốn tận dụng mọi phương thế có thể để ban ơn cứu rỗi cho con người. Vì Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người một cách vô cùng, nhưng con người có chấp nhận ân sủng và tình thương của Ngài hay không?

Trong bài dụ ngôn về người cha của đứa con hoang đàng, chúng ta còn quan sát thái độ giữa hai anh em ganh tị với nhau. Người anh cả ở nhà với cha, thay vì thông cảm và mừng với em mình trở về thì anh lại tỏ ra ganh tị.

Mặt khác, như trong Cựu ước, chúng ta thấy Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứ cho dân đã phạm tội đến Ngài, Môisen đã không xin Chúa hủy diệt dân mình, nhưng hãy tha thứ cho dân mình. Cũng thế, chúng ta đừng bắt chước thái độ của người anh cả trong dụ ngôn, đừng ganh tị với anh chị em được ơn Chúa tha thứ cho, nhưng hãy bắt chước thái độ của Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho anh chị em và cho cả chính mình nữa.

Trước nhan Thiên Chúa, tất cả mọi người chúng ta đều là những kẻ tội lỗi, đều cần đến lời cầu nguyện của nhau để trở lại cùng Chúa và trung thành với đức tin. Nguyện xin Chúa thương tha thứ các tội lỗi và nâng đỡ thành tâm thiện chí mỗi người chúng ta, giúp mỗi người chúng ta biết trở về cùng Chúa, sống xứng đáng là con cái Cha trên trời.

 

58.Thương người

Đề cập đến Tin Mừng nghiêm chỉnh một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rõ điều này: những kẻ cầm quyền đương thời trong đạo Do thái, những người Pharisêu, những người tự cho mình là công chính… đã khinh thường và tẩy chay Chúa Giêsu. Trái lại, những người tội lỗi, những kẻ thu thuế… đã trân trọng và nhận biết Ngài. Thử hỏi: Nếu Chúa Giêsu trở lại giữa chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ thuộc hạng người nào? Thuộc hạng người “công chính” không cần đến Ngài hay thuộc hạng người tội lỗi, đối tượng Ngài quan tâm khi đến thế gian? Bài Tin Mừng nêu lên vấn đề ấy. Chúng ta thấy Chúa Giêsu yêu thích “những gì đã lạc mất” một cách hết sức ngỡ ngàng. Ngài đến “tìm kiếm và cứu vớt những gì đã lạc mất”. Những lời nói này giúp chúng ta đi sâu vào tâm khảm của Chúa. Những lời nói đó đã làm rung lên một cung nhịp chính yếu của Kitô giáo: cung nhịp của tình thương.

Bài Tin Mừng thánh Luca kể lại một loạt ba dụ ngôn cùng diễn tả về một chủ đề duy nhất. Dụ ngôn thứ nhất nói về sự lo âu tìm kiếm và mừng rỡ của người chăn chiên khi tìm lại được con chiên lạc trong số 100 con chiên. Dụ ngôn thứ hai tương tự như vậy, nói về sự cố công tìm kiếm và vui mừng của người đàn bà khi tìm lại được đồng bạc rơi trong số 10 đồng. Dụ ngôn thứ ba nói về tình phụ tử hay thường gọi là dụ ngôn đứa con hoang đàng. Cả ba dụ ngôn đều nói lên tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Cả ba đều cho biết Thiên Chúa vui mừng biết bao khi một tội nhân ăn năn hối cải. Dụ ngôn con chiên lạc cho thấy: khi người chăn chiên tìm thấy con chiên lạc, đã vác nó lên vai, vui sướng trở về nhà, kêu gọi láng giềng lại và nói với họ: “Các bạn hãy vui mừng với tôi vì tôi đã tìm được một con chiên đã lạc mất”. Rồi Chúa kết luận: “Tôi bảo thật các ông: trên trời sẽ vui mừng vì người tội lỗi hối cải hơn 99 người công chính không cần hối cải”. Cùng một cung giọng, trong dụ ngôn đồng tiền mất, chúng ta thấy những câu kết còn rõ ràng và vui vẻ tưng bừng hơn: “Tôi nói thật với các ông: các thiên thần của Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn thống hối”. Rồi trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, cung giọng càng cảm kích hơn nữa về tình phụ tử của Chúa đối với người tội lỗi thống hối ăn năn trở về với Chúa: khi đứa con còn ở xa, người cha đã nhận ra nó, và ông thổn thức trong lòng, chạy lại ôm cổ con mà hôn.

Qua ba dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hai điều: Thứ nhất, sứ mạng tình thương của Ngài. Thứ hai, bổn phận và thái độ của chúng ta. Trước hết, chúng ta đều biết: Sứ mạng của Chúa Giêsu đến trần gian để cứu vớt những kẻ tội lỗi. Ngài đến để kêu gọi những người tội lỗi thống hối ăn năn, và để tìm kiếm, cứu vớt những gì đã lạc mất. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi cho Timôthêô cũng khẳng định: “Chúa Kitô đến thế gian để cứu vớt những kẻ tội lỗi”. Đó là động lực cần có để kéo Ngài xuống thế gian. Về điểm này, giáo huấn của mạc khải thật đồng nhất. Không có một đoạn văn nào, không có một chỗ nào quả quyết rằng: không có kẻ tội lỗi, Ngài cũng vẫn xuống thế gian.

Quả thực, Chúa Giêsu đã đến vì tội nhân. Đó chính là ánh sáng trong đó mạc khải bày tỏ Chúa Giêsu cho chúng ta và chúng ta phải luôn luôn ngắm nhìn Ngài trong ánh sáng này. Nói khác đi, vì yêu thương loài người tội lỗi mà Chúa Giêsu đã bỏ trời xuống thế gian. Chính tên “Giêsu” của Ngài, nghĩa là “Cứu Thế” cũng đã gắn liền với kẻ có tội. Cứu ai? Người lành đâu cần cứu, mà cứu là phải cứu người có tội. Do đó, đối với chúng ta, tình thương đã hiển hiện như một nét nổi bật của Chúa. Tình thương của Chúa không phải là một tình cảm mờ nhạt, mong manh mà là cả một tâm hồn say mê nóng bỏng. Lòng say mê đó là tình yêu đã đến cảm mến cảnh cùng khổ của chúng ta và để nâng cảnh cùng khổ đó lên. Tình thương của một Thiên Chúa làm người khôn lường và da diết. Tình thương đó không phải là một đức tính phụ thuộc nơi bản thân Người, nhưng là một nét chính yếu, đặc biệt: chính vì đó mà Ngài đã đến. Tội lỗi của chúng ta nếu được đưa vào ngọn lửa nóng bỏng yêu thương này sẽ bị thiêu hủy ngay.

Vậy nếu chúng ta có xa cách Ngài thì không phải vì chúng ta khốn cùng mà chính vì chúng ta đã không dâng lên cho Ngài sự khốn cùng đó. Chúng ta đã chẳng dâng lên cho Ngài sự khốn cùng hoặc vì chúng ta còn quá ham cái cái cảnh cùng khốn, hoặc vì chúng ta nghĩ rằng tình thương xót của Ngài quá nhỏ bé so với tội lỗi tầy trời của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thực sự dâng lên cho Ngài sự khốn cùng đó, thì Ngài đã vồ lấy con người tội lỗi chúng ta mau lẹ hơn cả chim phượng hoàng vồ lấy con mồi. Khi ấy, dầu tội lỗi của chúng ta có thắm đỏ bao nhiêu, Ngài cũng sẽ biến nó trắng tinh như tuyết.

Chúng ta nghĩ sao đây? Chúng ta sẽ được liệt vào hạng người Pharisêu, kinh sư hay vào hạng những người tội lỗi, những người thu thuế? Chúng ta tự nhận mình là người công chính hay người tội lỗi? Chắc chắn không ai dám cho mình là trong sạch, vô tội trước mặt Chúa, bởi vì từ ngày có trí khôn cho đến nay, biết bao nhiêu lần chúng ta đã không giữ trọn 10 điều răn của Chúa. Bao nhiêu lần chúng ta đã chịu thua cám dỗ và sa ngã. Bao nhiêu lần lời ăn tiếng nói của chúng ta là những lời hành tỏi, xét đoán, gièm pha, kết án hay là những lời hư từ vô ích. Bao nhiêu lần chúng ta đã ghen ghét, oán thù, tranh chấp… Có lẽ chúng ta không chịu bới đống rác tội lỗi của chúng ta ra thôi, chứ thiếu gì những lý do để chúng ta phải ăn năn thống hối. Chúng ta phải thành thật nhận mình là tội nhân đáng hình phạt như người trộm lành; chúng ta là đứa con hoang đàng trở về, là Mađalêna thống hối, là Phaolô bị quật ngã, là Âu Tinh cần đổi mới. Kinh Kính mừng, Thương xót, An năn tội, Chiên Thiên Chúa… dạy cho chúng ta biết chúng ta chỉ là tội nhân, là kẻ bại trận, chỉ trông hòng vào lòng Chúa thương xót mà thôi.

Mong sao tự thâm tâm chúng ta luôn vọng lên lời tự thú của người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện: “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi”. Và rồi chúng ta cũng hãy trào ra những giọt lệ sung sướng như Tin Mừng đã kể. Không cần phải có những giọt lệ trào ra từ khóe mắt, nhưng là những dòng lệ âm thầm chảy tự trong lòng. Những bước chân trở về và hoán cải thường gọi là niềm ân hận, âm thầm đau đớn về những lầm lỡ đã qua, đó là con tim tan vỡ, hay nói giản dị hơn, là lòng ăn năn hối cải. Tấm lòng ăn năn đó đôi khi được bộc lộ bằng những dòng lệ chảy ra từ khóe mắt, đó là những dòng lệ thấy được từ bên ngoài, nhưng quí hóa hơn, âm thầm sâu kín hơn vẫn là những dòng lệ đau đớn của con tim. Ước mong đó là những dòng lệ của chúng ta. Lạy Chúa, xin đừng chê bỏ con, xin nhận lấy tấm lòng con: tấm lòng tan nát khiêm cung.

 

59.Nhân hậu

Có một bài hát chúng ta hay hát trong lễ cầu hồn mà tôi rất thích: “Chúa là Đấng Từ Bi và Nhân Hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương”. Vâng, tình thương nhân hậu ấy của Thiên Chúa từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn tuôn đổ trên muôn loài Chúa tác thành: trên muôn vật, muôn dân, muôn người, và đặc biệt trong Phúc âm hôm nay, tình thương ấy còn được tuôn đổ trên tội nhân khiến “Người không xử với họ như họ đáng tội, và không trả cho họ theo lỗi của họ”.

Vâng, trong Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cách rõ nét và cụ thể lòng nhân hậu ấy của Thiên Chúa, để rồi từ đó ta được mời gọi sống noi gương Ngài, cư xử nhân ái với anh chị em xung quanh.

Trước hết, điều đáng chú ý trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay là: có một sự tiến triển trong việc mạc khải khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa. Nói cách khác, từ bài đọc I đến bài Phúc âm, lòng nhân hậu của Thiên Chúa được khắc họa ngày càng rõ nét hơn.

Thật vậy, nếu như ở bài đọc I, tác giả sách Xuất Hành diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa trước tội “thờ bò vàng” của dân Israel, và phải nhờ lời cầu khẩn của Môsê, cơn thịnh nộ ấy mới nguôi dần, cho thấy khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa mới chỉ được phác họa cách mờ nhạt, thì đến bài đọc II, thánh Phaolô đã diễn tả khuôn mặt ấy ở một chiều kích khác, cụ thể hơn, gần gũi hơn: Chúa nhân hậu không chỉ cách chung chung với một dân, một nhóm người, mà Ngài còn nhân hậu với từng người một, như kinh nghiệm chính thánh Phaolô đã thuật lại khi xác tín: “Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu chuộc những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi”. Với câu nói này, khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa đã được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến để cứu độ con người.

Tuy nhiên, hình ảnh Thiên Chúa nhân hậu chỉ thực sự được xuất hiện cách rõ nét trong bài Phúc âm qua chính hình ảnh của Chúa Giêsu và ba dụ ngôn nổi tiếng về lòng nhân hậu của Thiên Chúa mà chỉ Phúc âm thánh Luca, một Phúc âm được mệnh danh là “Phúc âm của lòng nhân hậu Chúa” mới ghi lại, đó là các dụ ngôn: “Con chiên lạc”, “đồng bạc mất” và “người cha nhân hậu”.

Đi vào bối cảnh của ba dụ ngôn ta sẽ thấy được chủ ý của Chúa Giêsu khi đưa ra ba dụ ngôn này. Người Biệt phái thấy Đức Giêsu đón tiếp người tội lỗi thì khó chịu và phiền trách Chúa: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Trước thái độ ấy, Chúa Giêsu đã cho họ một bài học. Với giáo huấn của Chúa Giêsu, Thiên Chúa không còn là một Thiên Chúa xa xôi, hay giận dữ như trong Cựu ước quan niệm nữa, nhưng là một Thiên Chúa rất gần gũi và giàu lòng nhân hậu đối với những kẻ lỗi lầm.

Lòng nhân hậu ấy của Thiên Chúa được diễn tả qua hai hành động cụ thể: Đi bước trước đến với tội nhân và hoàn toàn tha thứ mọi lỗi lầm cho tội nhân.

Đi bước trước đến với người tội lỗi: các dụ ngôn hôm nay đều diễn tả điều này. Hình ảnh người chăn chiên không chờ phải nghe tiếng con chiên lạc kêu cứu mới đi tìm, mà ngay khi phát hiện nó đi lạc, ông đã vội vã đi tìm ngay; hay người cha nhân hậu chạy ào ra đón con khi thấy nó từ đàng xa, mà không chờ một lời xin lỗi đã nói lên điều đó. Cũng thế, Thiên Chúa luôn yêu thương và đi bước trước đến với con người. Ngay khi ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã sai Con Một đến cứu độ chúng ta. Chính Chúa Giêsu, trong cuộc đời tại thế cũng vậy, Ngài từng đi bước trước đến với người tội lỗi để cứu chữa họ, nâng họ dậy. Những cuộc gặp gỡ giữa Ngài và Mađalêna, người phụ nữ bên giếng Giacop, Giakêu… đã cho thấy điều này. Cảm nghiệm được tình thương ấy của Thiên Chúa, thánh Gioan đã thốt lên: “Chúa thương ta ngay từ khi ta còn là kẻ có tội”.

Hoàn toàn tha thứ mọi lỗi lầm cho tội nhân: dấu chỉ của sự tha thứ ấy là: phục hồi nguyên trạng cho họ. Hình ảnh người cha sai gia nhân mang áo, nhẫn, giày mới… cho người con trở về đã nói lên điều đó. Anh ta đã được tha thứ mọi lỗi lầm và được lại địa vị làm con trong gia đình. Chúa Giêsu cũng từng phục hồi phẩm giá cho tội nhân khi tha thứ mọi lỗi lầm cho họ: cho Phêrô, cho người phụ nữ ngoại tình, người trộm lành… và nhất là cái chết của Ngài đã phục hồi địa vị làm con cho toàn nhân loại tội lỗi.

Chúng ta cũng cảm nhận được điều này khi lãnh nhận Bí tích Giải tội: được lại những công phúc ta lập đã bị mất đi do tội lỗi gây nên, và nhất là được lại địa vị làm con Thiên Chúa.

Tóm lại, qua giáo huấn và chính cuộc đời Chúa Giêsu, ta nhận ra một Thiên Chúa nhân hậu với những hành động thật cụ thể. Tuy nhiên, không dừng ở lại đó, Ngài còn mời gọi ta hãy noi gương Ngài, cư xử nhân hậu với tha nhân.

Với lời mời gọi: “Hãy chung vui với tôi” và “chúng ta phải vui mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Chúa đang mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài cư xử nhân hậu với tha nhân, những anh chị em của mình, đặc biệt là những người bị coi là tội lỗi.

Tuy nhiên, với bản tính con người ta thấy, thực hiện điều này không phải là dễ: làm sao tôi có thể đi bước trước để đến với kẻ xúc phạm tôi? Làm sao tôi có thể tha thứ cho kẻ đã cướp bóc, chà đạp nhân phẩm tôi …? Vậy thì công bằng ở đâu? Vâng, đó cũng là suy nghĩ của người Biệt phái và người anh cả hôm nay, thế nên họ không thể tha thứ lỗi lầm cho người khác. Với lẽ tự nhiên của con người thì không thể được, nhưng thử nhìn lại cuộc đời mình xem: biết bao lần nếu Chúa cư xử công bằng với ta như ta đáng tội, thì liệu ta có còn tồn tại như ngày hôm nay không? Thế nên, trong cuộc sống không chỉ có công bằng mà còn có bác ái, có lòng nhân hậu nữa, nhất là đối với những người con cái Chúa. Như vậy, lời mời gọi sống nhân hậu của Chúa hôm nay vẫn là lời mời gọi chúng ta. Dù biết rằng khó, ta vẫn phải cố gắng thực hiện, lý do vì:

Mỗi người đều là tội nhân, đều từng được Chúa cư xử nhân hậu, nên phải nhân hậu với nhau. Đừng để lời quở trách trên con nợ bất lương xưa kia giờ lại xuống trên ta: “Sao ngươi không cư xử với anh em ngươi như Ta đã cư xử với ngươi!”. Hơn nữa, “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, nếu Chúa là Đấng Nhân hậu thì tại sao là con, ta không sống nhân hậu như Thiên Chúa là Cha của mình?

Tóm lại, lời Chúa hôm nay trình bày cho ta hình ảnh một Thiên Chúa từ bi nhân hậu, qua đó mời gọi chúng ta noi gương Ngài trong cư xử với tha nhân. Để kết luận, xin đưa một vài thực hành cụ thể qua Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay như sau:

* Đối với Chúa: Ta hãy luôn sống trong tâm tình cảm tạ, vì Chúa đã đối xử nhân hậu với ta, bằng cách tránh xa tội lỗi; đồng thời, mỗi khi lỡ phạm tội, hãy tin tưởng vào lòng Chúa xót thương mà chạy đến với Ngài trong Bí tích Giải tội.

* Đối với tha nhân: Ta hãy noi gương Chúa, luôn thông cảm với những lỗi lầm của anh em, và tha thứ khi anh em xúc phạm đến mình, không mang tật xấu của họ ra bàn tán…

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn giúp sức để chúng ta biết sống noi gương Ngài, Đấng Từ Bi Nhân hậu, hầu xứng danh là con của Cha trên trời.

 

60.Tiếng khóc

Trung Hoa người ta thường truyn ming nhau câu chuyn v Tng Thế T nói vi thn t là Lưu Đức Nguyên rng: "Nếu ông vì qúy phi ca ta đã chết mà khóc ai oán thì ta s thưởng cho rt nhiu ca ci".

Lưu Đức Nguyên lp tc đấm ngc, dm chân khóc khan c c hng, nước mt nước mũi chy xung ào ào, hoàng đế rt hài lòng lin ban cho làm thích s D Châu.

Tôn Thế T li kêu đại phu Dương Chí, ông này cũng khóc rt là thm thiết, không bao lâu sau có người hi Dương Chí: "Ngài làm thế nào mà ging như tht vy?"

Dương Chí nói: "Vì lúc y bà v bé ca tôi cũng mi chết".

Qua câu chuyện kể trên, ta thấy lưu Đức Nguyên và Dương Chí đều khóc lóc thảm thiết, có thể qua mặt được Tống Thế Tổ, nhưng trong lòng hai người với hai kiểu khóc khác nhau, một người khóc vì,lợi danh còn một người khóc vì thương tiếc người vợ bé của mình. Đó cũng chính là hai kiểu khóc mà chúng ta rất dễ thấy trong cuộc sống. Đặc biệt trong bài dụ ngôn người cha nhân hậu hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận ra các kiểu khóc qua 3 nhân vật:

1. Kiu khóc thng hi.

Việc người con thứ xin chia gia tài trong lúc người cha còn sống là một thái độ bất trung, bất hiếu, vì khi còn sống người cha không buộc chia gia tài cho con. Có thể nói người con thứ này thật đáng trách, cái đáng trách không phải ở vật chất, của cải mà là vì muốn thõa mãn ý riêng bất chấp tất cả dù điều đó làm phiền lòng cha "xin cha cho con phần gia tài thuộc về con". Mọi hành động của người con thứ chỉ có thể diễn ta bằng hai chữ "tội lỗi". Nhưng tất cả những lỗi lầm đó đã được xóa bỏ cũng bằng hai chữ "sám hối". Qua việc anh ta muốn "thưa cha con đã phạm đến Trời và đến cha". Sự hối lỗi ở đây không phải vì miếng ăn, cũng không vì anh ta qúa cực, nhưng nó được ăn năn hối lỗi từ tấm lòng thành, từ tình thương của người cha đã làm cho anh ta hối lỗi thật sự. Tự nơi đáy lòng anh một tiếng khóc thống hối đã được cất lên, từ một con tim, từ một quyết tâm từ nay quay đầu trở lại, quyết sống thành một người con tốt. Thật vây ta mới thấy rõ "không một thánh nhân nào không có quá khứ, không một tội nhân nào lại không có tương lai". Vì thế, chúng ta không có quyền đáng dấu chấm hết cho bất cứ ai, nhưng hãy mở ra cho họ một con đường sống, và điều quan trọng là mở rộng tình thương đón nhận người khác và nhìn lại mình để mà cất tiếng khóc thống hối.

2. Kiểu khóc mướn

Là kiểu khóc dành cho người anh, vì khóc mướn chính là hành động bên ngoài xem ra rất tốt, nhưng bên trong thì không. Có khi là hoàn toàn ngược lại, họ khóc với một điệu bộ thê lương vì tiền, chứ không phải vì tử biệt sinh li, họ bán nước mắt, bán cử điệu bên ngoài, hay nói đúng hơn là họ làm động tác giả để mà sống... họ chỉ còn thiếu một chút xíu đó là tấm lòng.

Hình ảnh người con cả hôm nay ám chỉ người Do Thái cách riêng ám chỉ các luật sĩ và biệt phái... Suốt ngày họ không phạm một điều gì trong lề luật "không hề trái lệnh cha một điều nào". Sống bên ngoài xem ra rất tốt, học "khóc" rất hay, nhưng chính lời nói cuối cùng đã tố cáo con người của họ "còn thằng con của cha kia", câu nói cho thấy một sự loại bỏ, một sự trù dâp, thiếu tình yêu thương nhưng lại thể hiện một sự kiêu ngạo tự mãn về mình. Do đó, một hành động tốt, hay một loạt hành động tốt cũng không thể chứng minh đó là người tốt, mà người tốt phải có hành động tốt, và con tim tốt. hàng ngày chúng ta vẫn khóc qua các cử chỉ và hành động, nhưng Thiên Chúa luôn muốn chúng ta khóc cả bên ngoài lẫn tâm tình bên trong. Ngài không hề vui khi chúng ta không đạo đức, siêng năng đi đọc kinh xem lễ lại sống xa cách, hay dửng dưng với người xung quanh.

3. Kiu khóc hnh phúc.

Người cha trong bài Tin Mừng nhằm ám chỉ Thiên Chúa. Trước tiên Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người nên: "người cha liền chia gia tài cho con", tuy rằng theo luật người cha không buộc phải chia gia tài cho con khi còn sống, nhưng người cha lại chia ngay, không do dự, không ngăn cản khi người con xin: điều này chứng tỏ người cha tôn trọng sự tự do vì thương con. Điều này muốn diễn tả Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người ngay cả khi con người bất trung với Người, vì Người luôn trung thành và yêu thương con người. Điều quan trọng nhất trong bài Tin Mừng hôm nay là lòng nhân từ của người cha, và sự hối lỗi của đứa con hoang đàng. Hai hình ảnh này đã vẽ lên cho bài dụ ngôn một bức tranh tuyệt vời. Một bên là người con khóc hối lỗi, còn một bên là người cha nhân từ khóc hạnh phúc vì đã tìm được đứa con mà mình mong ước. Chắc chắn người cha không lúc nào lại không chờ mong con mình. Ông không cần đợi thằng con "bất hiếu" lên tiếng, nhưng vì tình yêu và lòng nhân từ ông đã đi bước trước "khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy liền động lòng thương!". Ôi lòng nhân từ của Thiên Chúa đã vượt xa hơn muôn ngàn tội lỗi con người, Thiên Chúa luôn đợi ta mỗi ngày, còn ta thì cứ dửng dưng, lạm dụng tự do, mê của đời trần thế mà bỏ chính người cha luôn yêu thương mình. Chắc chắn Thiên Chúa ghét tội, nhưng Ngài luôn yêu thương kẻ có tội. Vậy trong tâm tình sám hối chúng ta hãy trở về với người cha đang chờ đón chúng ta. Amen.

 

61.Giá tr

Một hội từ thiện kia xây dựng một ngôi trường nhằm giúp cho những thiếu niên hư hỏng hoán cải. Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trường như mua sắm phương tiện, thuê mướn giáo viên v.v… một hội viên phát biểu: “Chúng ta đừng ngại tốn kém. Chỉ cần hoán cải được một thiếu niên thôi thì tốn bao nhiêu cũng đáng”. Một người khác hỏi tại sao thì ông này đáp: “Bởi vì thiếu niên hư hỏng ấy là con của tôi”.

Bài Tin Mừng hôm nay gồm tới ba dụ ngôn. Dụ ngôn đầu xem ra không hợp lý: ai lại bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc? Dụ ngôn thứ hai cũng chẳng có sức thuyết phục bao nhiêu: một đồng xu có đáng là bao so với công sức mà người đàn bà kia bỏ ra để đi tìm lại nó? Nhưng rồi tất cả đều trở thành hợp lý khi ta đọc dụ ngôn thứ ba: Ý của Chúa Giêsu không nhằm nói tới con chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi một con người đều có giá trị vô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội lỗi, cũng đều là con của Ngài.

Tuy nhiên có mấy ai chia sẻ tâm ý của Chúa? Những người Pharisêu và các kinh sư thấy Chúa Giêsu bỏ công lui tới với những người tội lỗi thì họ cho là mất công vô ích nên xầm xì phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Một đồng xu quí giá thế nào đối với người đàn bà nghèo khổ, một người con quí giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.

Thế còn việc bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm con chiên lạc thì sao? Vì con chiên ấy cần được chăm sóc hơn 99 con kia: nó cô đơn, nó bơ vơ, nó đói khát hơn, nó bị nguy hiểm nhiều hơn. Vì thế nên người mục tử nhân lành không thể ở yên chờ nó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Chúa Giêsu đã làm như người mục tử ấy: Ngài không chờ kẻ tội lỗi đến với mình, nhưng được bước trước đến với họ. Ngài kết thân với họ trong tình trạng của họ còn đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xử khác những người Pharisêu và kinh sư, và chính đó là lý do khiến họ xầm xì phản đối. Nhưng chính cách đối xử này đã hoán cải được một người Pharisêu nổi tiếng là thánh Phaolô (bài đọc 2).

Nhiều người không thể hiểu tại sao người mục tử bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc, và người đàn bà còn 9 đồng trong tay lại chịu khó tìm cho bằng được một đồng bị mất.

Lý do là: Cái mất đi trở thành cái quí giá. Rất nhiều thứ khi bị mất rồi chúng ta mới thấy quí.

Sự quí giá của một vật hay một người không chỉ do vật hay người đó đã làm ích cho ta (thí dụ một chiếc đồng hồ chính xác, một người giúp việc tận tụy), mà còn do những công sức mà ta đã đổ dồn vào đó (thí dụ bức tranh mà người họa sĩ đã tốn nhiều thời gian để vẽ, một người thợ mà ông thầy đã dầy công đào tạo), và còn do những hy sinh đau khổ mà ta đã dành cho vật hay người đó (như đứa con mà người mẹ phải sinh nặng đẻ đau).

Có một câu chuyện biến ngôn như sau: Chúa Giêsu gặp một người mục tđang rất buồn rầu. Ngài hỏi tại sao thì người ấy đáp: “Vì tôi bị lạc mất một con chiên”. Chúa Giêsu nói: “Để Ta đi tìm nó cho”. Một lúc sau, Chúa Giêsu trở lại, ôm theo con chiên lạc giao lại cho người mục tử, và căn dặn: “Từ nay anh phải yêu thương nó, chăm sóc nó nhiều hơn những con khác nhé, vì Ta đã tốn rất nhiều công sức mới tìm lại được nó đó”.

Tất cả chúng ta đều là những đồng bạc đã từng bị mất, những con chiên đã từng đi lạc và những đứa con đã từng đi hoang. Nhờ công lao khó nhọc của nhiều người và nhất là của Chúa mà chúng ta đã được tìm lại. Vậy chúng ta phải có những tâm tình gì?

- Tâm tình cảm mến, vì mình đã hư mất mà đã được tìm lại.

- Tâm tình vui sướng, vì biết mình là đối tượng được thương yêu nhiều hơn.

- Và tâm tình tự trân trọng, đừng để mình bị lạc mất thêm một lần nào nữa.

 

62.Tạo vật được yêu thương

(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ.)

Qua những gì Thiên Chúa làm cho con người, con người biết hơn về Thiên Chúa. Qua thái độ của Thiên Chúa đối với tội nhân, con người biết Thiên Chúa là Đấng nhân từ, Đấng yêu thương con người vô cùng.

Con người có là chi!

Con người thường chỉ yêu quý những người tài giỏi và ngoan hiền. Với những người không tốt, con người thường xa lánh. Thiên Chúa không đối xử với con người như vậy. Ngài đi tìm người tội lỗi như người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, như người cha đứng chờ người con hoang trở về. Con người là chi đối với Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đối xử với con người như vậy?

Như người chăn chiên bỏ lại 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc, và khi tìm được, lại còn vác nó trên vai, Thiên Chúa cũng yêu thương và trân trọng con người như vậy! Tin Mừng hôm nay cho thấy khi một tội nhân trở về, cả trời đất đều vui mừng, cả triều thần trên trời hân hoan. Theo cách nói nhân hình, có thể nói, chính Thiên Chúa cũng vui mừng khi một người tội lỗi ăn năn trở lại. Thiên Chúa yêu thương con người, yêu thương ngay cả người tội lỗi vô cùng.

Người con bỏ nhà đi hoang đắc tội với cha và với anh của mình. Thế nhưng, người con trưởng cũng lỗi phạm với cha và với em của anh ta. Vì anh ta sống với cha mà có thái độ và tâm tình của người làm thuê. Người con trưởng coi cha như ông chủ chứ không phải như cha mình, hơn nữa, anh ta không muốn nhận em mình khi nó trở về. Người con thứ từ bỏ cha và anh để ra đi; còn người anh đã không coi cha như cha và cũng chẳng muốn nhận em mình; có lẽ cả hai đều giống nhau. Còn người cha, người cha không chỉ yêu thương người con thứ hoang đàng, nhưng Ngài yêu thương cả người con trưởng. Ngài năn nỉ người con trưởng, xin người con trưởng chấp nhận em mình.

Trong dụ ngôn hai người con, chính người cha đã nhận ra đứa con bỏ nhà ra đi trở về, và người cha này đã không còn tự chủ đứng chờ người con đi về với mình nữa, người cha cũng không chờ người con nói lời xin lỗi, nhưng người cha đã chạy tới với người con, ôm lấy con và hôn người con hoang đàng cho dù nó chưa nói lời xin lỗi. Người cha yêu thương người con quá sức, cho dù nó hoang đàng đã bỏ cha bỏ nhà ra đi! Con người được Thiên Chúa yêu thương đến như vậy sao?! Nếu Thiên Chúa yêu thương con người và ngay cả người tội lỗi vô cùng, thì con người phải có thái độ đối với nhau thế nào cho xứng hợp là con cái Thiên Chúa.

Con người có là gì mà được Thiên Chúa yêu thương và quý trọng như vậy? Giá trị con người là tuyệt vời. Nếu không tuyệt vời, tại sao lại được Thiên Chúa yêu thương và quý chuộng như vậy? Nếu Thiên Chúa yêu thương con người như vậy, con người còn gì phải lo lắng nữa? Thiên Chúa yêu thương con người đến độ ban chính Con của Ngài cho chúng ta, vậy thì Ngài còn tiếc gì với chúng ta nữa? Chắc chắn chúng ta sẽ được cứu độ, không phải vì chúng ta tốt, nhưng vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta, ai giựt chúng ta khỏi tay Ngài được?!

Thiên Chúa nhân từ

Con người yếu hèn mong manh, nay còn mai mất, thế nhưng lại là tạo vật vô cùng quý đối với Thiên Chúa. Qua người tội lỗi được yêu thương, con người nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhân từ và yêu thương.

Thiên Chúa là tình yêu. Ngài chỉ biết yêu thôi, và làm tất cả vì yêu. Ngài không làm bất cứ điều gì cho con người mà không phải vì tình yêu đối với con người. Cụ thể Thiên Chúa không làm gì cho tôi mà không phải vì yêu thương tôi. Phaolô trước khi trở lại, là người tội lỗi. Chính Phaolô đã giữ áo cho những người ném đá thánh Tê-pha-nô. Phaolô đã miệt mài bắt bớ các Kitô hữu. Biến cố trên đường Đamas xảy ra khi Phaolô đang trên đường truy lùng Kitô hữu. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương và chọn Phaolô, và không chỉ thế, Thiên Chúa còn dùng Phaolô như lợi khí của Thiên Chúa đối với dân ngoại. Thiên Chúa không chỉ yêu thương tha thứ, nhưng Ngài còn luôn mời gọi người tội lỗi trở lại cộng tác và thực hiện chương trình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người.

Bài đọc trong sách Xuất Hành cho thấy tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa tha thứ, để dân Do Thái bắt đầu lại cuộc đời mới, tương quan mới với Thiên Chúa. Đôi khi một vài bản văn của một số sách Cựu Ước làm người ta có cảm tưởng rằng Thiên Chúa không nhân từ bằng Abraham hay Môsê, nhưng đó là cách diễn tả để tôn trọng tính tuyệt đối của Thiên Chúa, chứ chính Thiên Chúa là Đấng đã làm cho Abraham và Môsê như các ông là, để cho dân được hưởng tình yêu nhân từ tha thứ của Thiên Chúa.

Trong mọi bằng chứng diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, Đức Yêsu chết trên thập giá là bằng chứng tuyệt hảo nhất cho thấy Thiên Chúa nhân từ và yêu thương con người. Nếu không yêu thương, tại sao Lời Thiên Chúa lại nhập thể làm người? Nếu không yêu thương, tại sao Ngài phải chịu chết ô nhục như vậy? Thập giá mình chứng tình yêu.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

1. Đối với những người chán đời và muốn chết, điều gì là quan trọng nhất?

2. Đâu là bằng chứng tuyệt nhất cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người? Tại sao?

3. Làm sao để thành người tuyệt vời? Cụ thể trong cuộc sống thường ngày, làm gì để đáp trả tình yêu Thiên Chúa?

 

63.Bởi vì chúng nó là con của tôi!

Một hạt giống nhỏ bé nằm ở dưới lòng đất, và bắt đầu nảy mầm. Nhìn thấy những đóa hoa khác, nó tự hỏi, “Không biết mai mốt tôi sẽ nhìn giống hoa gì nhỉ?”

“Gương mặt của hoa huệ thì đẹp, lộng lẫy, nhưng hơi lạnh lùng. Còn hoa hồng thì quá sặc sỡ, và cũng quá cổ rồi. Còn đóa hoa tím, tôi sẽ không chọn kiểu hoa ấy đâu, hoặc là cả cái hoa mầu xanh dương.”

Và cái hoa nhỏ bé đó đã phê bình đủ mọi thứ hoa cho đến khi nó tỉnh giấc vào một buổi trưa hè nắng khi nó nhận ra mình chỉ là một loại hoa cỏ dại!

Các thánh ký viết Phúc Âm nói cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã bị bè phái Pharisiêu phê phán đủ chuyện cả. Trong bài Phúc Âm hôm nay, họ bàn tán phản đối Ngài là người qua lại với thứ tội lỗi. Trong thời Chúa Giêsu, kẻ tội lỗi được hiểu là người chống lại Thiên Chúa, có thể là cuộc sống vô luân hoặc là đang làm công việc bần tiện. Dĩ nhiên, câu định nghĩa này bao gồm luôn cả những người thu thuế, đĩ điếm, là những người bị phái Pharisiêu xa cách, mà chỉ có Chúa Giêsu thì không.

Thánh Luca kể lại cho chúng ta biết rằng những người thu thuế và kẻ tội lỗi thì đến gần Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng. Còn những người Pharisiêu và luật sĩ thì bàn tán với nhau rằng, “Ông này qua lại và ăn uống với kẻ tội lỗi” (Lc 15:2). Những người Pharisiêu là những kẻ bị gai mắt soi bói rằng: Làm sao mà ông này lại nói về Thiên Chúa với thứ dân này? Chúa Giêsu đã trả lời các ông qua các dụ ngôn.

Dụ ngôn thứ nhất là về người chăn 100 con chiên mà bị lạc mất một con. Anh đã bỏ 99 con kia lại mà đi tìm con chiên bị lạc mất. Khi tìm thấy nó, anh đã vác nó lên vai và trở về nhà vui mừng. Sau đó, anh đã gọi bạn bè lại và ăn mừng. “Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15:7).

Dụ ngôn thứ hai là người đàn bà có 10 đồng quan, mà chẳng may bà đã đánh mất một đồng. Sau đó, bà đi tìm và tìm thấy nó, bà vui mừng và mời bạn bè đến chia vui (Lc 15:8-9).

Dụ ngôn thứ ba là người con hoang đàng. Anh đã đòi cha của anh chia gia tài và đi chơi phung phí ở phương xa. Sau khi đã xài hết tiền của rồi, hai bàn tay trắng, anh đã trở về với lòng thống hối xin cha anh tha thứ. Người cha đã sẵn sàng tha thứ cho anh mà còn ôm hôn anh. Thế nhưng, người con lớn trong gia đình thì không chút vui vẻ gì đối với thái độ cư xử nhân hậu của cha, anh hậm hực tức tối bởi vì anh đã ở nhà với cha trong khi người em của anh lại đi trụy lạc ở ngoài.

Có lẽ nhiều người sẽ thà chịu mất một con chiên và ở lại với 99 con chiên, hoặc là chẳng để công mà tìm một quan tiền, đàng nào cũng còn 9 quan. Có lẽ nhiều người sẽ đồng ý với thái độ bực tức của người con lớn bởi vì anh đã trung thành ở với cha mình mà lo lắng tất cả những công việc trong nhà.

Hãy thành thật với chính mình đi! Bạn có thấy tiếng từ trong tâm hồn của bạn đang đồng ý với những điều đó không? Đáng lẽ người con trung thành ở nhà với cha, phải đáng giá hơn chứ?

Trong đề tài về giá trị con người, nhà thần học Michael P. Green đã trình bày như sau:

Giả dụ như có một bà mẹ vừa mới sinh ra được một người con. Sau đó, một người đến hỏi bà mđó bán người con đó cho ông. Ông sẽ trả cho bà $10,000 hoặc thậm chí ông có thể trả cho bà cả một triệu đồng. Thế nhưng bà mấy sẽ vẫn không bán người con yêu quí của mình cho người đàn ông đó. Bà chỉ biết ôm con sát vào lòng và trả lời, “Con của tôi thì vô giá.”

Một điều dĩ nhiên là bà mđã đó không suy nghĩ gì đến những vất vả mà bà sẽ phải trả khi phải nuôi lớn đứa con của bà. Bà sẽ phải thay cđến hơn ngàn cái tã, thức khuya dậy sớm, lo thuốc thang khi nó bệnh. Thế nhưng tất cả những cái khổ cực đó vẫn không là gì bởi vì bà mđó đã chọn cái giá trị của đứa bé đó cao quí hơn là tiền bạc và khó nhọc. Bà đã chọn để yêu người con của bà.

Đáng giá như thế không phải là ở chỗ cái nhìn ở bên ngoài, nhưng là con người. Cái đáng giá đó, phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa, phải là một căn bản cho sự định giá của con người chúng ta.

Trở về dụ ngôn người con hoang đàng, người cha đã có thể mở rộng cánh tay để ôm người con vào lòng là bởi vì ông không nghĩ đến những điều cậu đã làm, nhưng vì cậu là con của ông.

“Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15:7). Điều này không có nghĩa là Thiên Chúa yêu thương kẻ có tội hơn là những người ăn ở tốt lành. Chân lý của Phúc Âm không phải là Thiên Chúa thiên vị yêu kẻ này hơn kẻ khác. Chân lý của Phúc Âm chính là Thiên Chúa yêu thương tất cả chúng ta một cách đồng đều. Chân lý đó là tất cả chúng ta đều là kẻ tội lỗi, kể luôn cả những kẻ cho rằng mình tốt lành mà không nghĩ rằng mình cần phải sám hối.

 

64.Chúa Nhật 24 Thường Niên

Còn có Th Tình Yêu nào cao c hơn?

"Trên tri s vui mng vì mt người ti li ăn năn sám hi, hơn là vì 99 người công chính không cn ăn năn..." (Lc 3, 24)

Anh chị em thân mến,

Chương 15 của Phúc âm thánh Luca mà chúng ta đọc trong ngày Chúa Nhật hôm nay, gồm 3 dụ ngôn, được coi như tuyệt phẩm của Tình yêu: dụ ngôn bầy chiên với 100 con: lỡ mất một con; ông chủ sẵn lòng để 100 con lại đó, đi tìm cho được con mất, vác trên vai đem về - dụ ngôn 2: người đàn bà lỡ mất một đồng bạc, liền thắp đèn, quét nhà tìm cho đến khi thấy được đồng bạc đó - nhất là dụ ngôn cuối cùng: người con hoang đàng và người cha nhân hậu với lời kết luận từ miệng người cha: "chúng ta phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy..." Cả ba dụ ngôn diễn tả thật đậm nét tình yêu thương vô bờ Thiên Chúa đối với tội nhân hối cải. Kính mời anh chị em cùng suy niệm.

a. Nguyên do ba bài d ngôn: số là các người thu thuế và người tội lỗi thường đến bên Chúa Giêsu để nghe Chúa giảng dạy; thấy vậy, mấy người biệt phái, kinh sư xầm xì chê trách Chúa Giêsu: ông này hay niềm nở đón tiếp kẻ tội lỗi, ăn uống với chúng nữa. Những người Do thái làm nghề thu thuế cho người La mã bị xếp ngang hàng với người tội lỗi, bị khinh miệt và bị loại trừ khỏi phụng vụ đền thờ nữa. Chính họ không tự nhận mình tốt lành; trong khi nhóm biệt phái, kinh sư là nhóm người có địa vị cao trong đạo do thái. Họ nhiệt thành quá với Lề Luật, đến độ thiếu lòng bác ái, thích sống giả hình, hay coi khinh kẻ khác. Chính Chúa Giêsu nhiều lần đả kích họ. Cũng chính mấy bài dụ ngôn sau đây muốn nói lên điều đó...

b. Hình nh người ch chăn có 100 con chiên - hình nh người cha nhân hu: chính là hình ảnh Thiên Chúa Tình yêu, luôn chủ động đi tìm con chiên lạc, cho đến nổi có thể bỏ lơ 99 con chiên tốt lành, chỉ để đi tìm con chiên bị lạc; vì " trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì 99 người công chính không cần ăn năn.." Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai Con Thiên Chúa, đã chấp nhận sinh vào trần gian...đã lặn lội đi rao giảng Nước Trời cho mọi người.... băng bó chữa lành cho kẻ đau yếu... và đã chết đau thương vì nhân loại chúng ta. Như vậy, chính Thiên Chúa là người đi bước trước trong Tình Yêu, người chủ động kêu mời nhân loại sống trong Tình Yêu, nhất là kêu gọi trở về trong Tình Yêu khi đã bị mất. Dụ ngôn Người Cha nhân hậu, cho chúng ta thấy mối bận tâm duy nhất của ông chính là: làm sao cho đứa con lỡ đi hoàng đàng: đi tìm - vui mừng khi tìm được - khi con trở về, ôm cổ hôn lấy hôn để, sai gia nhân làm tiệc...Chính câu trả lời của ông cho người con cả, đã nói hết tấm lòng của Ông: "này con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.."

c. Thái độ ca hai người con: Người con thứ: tính tình nông cạn, ảo tưởng, đam mê, tội lỗi, xúc phạm đến tha nhân và Thiên Chúa: đó chính là hình ảnh của cả nhân loại chúng ta. Tuy nhiên, sau khi ăn năn, thái độ của anh ta thật đáng khen, vì biết mạnh dạng, dứt khoát, không chần chừ. Đó chính là gương thật lòng ăn năn sám hối.... Người con cả: bên ngoài xem ra là mẫu mực, không có điều gì chê trách, nhưng trước tấm lòng bao dung của cha, người con cả tỏ ra tự phụ, khinh khi em mình trước mặt cha. Thật là thái độ đáng tiếc...Chính thái độ này cũng là thái độ của các kinh sư, biệt phái, tự cho là mình chân chính, là con cháu tốt lành của Abraham, để từ đó coi khinh kẻ khác

d. Gi ý sng và chia s: Là người kitô hữu ngày hôm nay, đọc qua gương của hai người trong bài Tin Mừng hôm nay, đã cho ta bài học nào? Khi nhìn lại, ta thấy mình là hạng người con nào trong hai người con của Người Cha nhân hậu?

 

65.“Tôi đã tìm thấy con chiên lạc”

(Suy niệm của Lm. Cao Tấn Tĩnh)

Suy nghiệm kỹ hai bài Phúc Âm, bài của Chúa Nhật XXIII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước và bài của Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C tuần này, chúng ta thấy ý nghĩa của hai bài Phúc Âm này rất ăn khớp với nhau. Nếu trong bài Phúc Âm tuần trước Chúa Giêsu khuyên dạy đối tượng muốn theo Người phải “từ bỏ chính bản thân mình”, thì trong bài Phúc Âm tuần này, Người lại diễn tả tâm tưởng của Người về đối tượng không chịu “bỏ mình” theo Người, tức lạc xa Người, là “Tôi đã tìm thấy con chiên thất lạc… tôi đã tìm thấy đồng bạc bị mất”. Đúng thế, theo lời Chúa Giêsu ở bài Phúc Âm tuần trước, con người có trách nhiệm phải chủ động bỏ mình đi và vác thập giá mới có thể theo Người, tức mới có thể đến cùng Cha, mới có thể hiệp thông với Thiên Chúa. Trái lại, trong bài Phúc Âm tuần này, dù con người không thể hay không chịu theo Chúa, không thể hay không chịu đến với Người, vì không chịu hay không thể bỏ mình và vác thập giá theo Người, mà chính Người đã phải chủ động và tích cực đi tìm họ cho đến khi gặp được họ, để có thể dẫn họ về với Cha, nghĩa là Người đã tự bỏ mình và vác thập giá theo đuổi họ, thay vị họ phải bỏ mình và vác thập giá mà theo Người. Chính vì thế, trong bài chia sẻ tuần trước, chúng ta đã cùng nhau cảm nghiệm là: “Thiên Chúa chẳng những đã ‘bỏ mình đi’, khi ban Con Một Ngài cho chúng ta, để có thể đến với chúng ta nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, Ngài còn phải ‘vác thập giá’, khi phó nạp Con Ngài vì chúng ta qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, để có thể cứu độ chúng ta và ban Thánh Linh hiệp thông cho chúng ta”.

Ở đây, qua bài Phúc Âm hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa hơn là nhấn mạnh đến phản ứng của tội nhân đối với Ngài. Sự kiện đề cao thái độ chủ động của Thiên Chúa khoan dung, hơn là phản ứng của tội nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, được hiện tỏ qua hai bài đọc một và hai. Đó là lý do, Giáo Hội chỉ buộc đọc hai dụ ngôn, dụ ngôn thứ nhất về việc chủ chiên tìm thấy con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, và dụ ngôn thứ hai về người đàn bà tìm thấy đồng bạc bị mất duy nhất trong 10 đồng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đọc dụ ngôn thứ ba về người con hoang đàng, nhưng lại là đoạn Phúc Âm được Giáo Hội để trong ngoặc đơn, nghĩa là không buộc đọc. Tại sao? Theo tôi, tại vì hai lý do sau đây. Thứ nhất là vì dụ ngôn thứ ba liên quan đến thái độ chủ động thống hối của người con hoàng đàng hơn thái độ thứ tha của người cha, do đó mới có lý do thứ hai, lý do là vì dụ ngôn thứ ba này nói đến thái độ người cha chờ con về chứ không tự động đi tìm kiếm nó, như thái độ của người chủ chiên đi tìm chiên lạc hay như thái độ của người đàn bà tìm của mất ở hai dụ ngôn trước. Tuy nhiên, nếu chỉ để ý đến khía cạnh Thiên Chúa chấp nhận con người, dù con người tội lỗi đi nữa, thì dụ ngôn về người con hoang đàng cũng hợp với dụ ngôn chiên lạc và đồng bạc mất. Thật vậy, qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật XXIV Năm C tuần này, chúng ta thấy được giá trị hết sức cao cả của bản thân mỗi một con người tạo vật chúng ta trước nhan Thiên Chúa hằng sống vô cùng toàn thiện. Việc Thiên Chúa yêu thương tìm kiếm con người nói chung và từng người nói riêng cho chúng ta thấy con người tạo vật chúng ta, chung cũng như riêng, thực sự là loài được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài. Không phải hay sao, nếu Thiên Chúa Duy Nhất nhưng lại một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, thì con người cũng thế, cho dù đều là con người như nhau, song mỗi con người lại là một ngôi vị riêng biệt, một chủ thể biệt lập, chứ không phải chỉ là một khối đồng thể như nơi loài thú vật?

“Thiên Chúa là tình yêu”, như Vị Tông Đồ được Chúa Giêsu yêu định nghĩa trong Thư Thứ Nhất của mình ở đoạn 4 câu 8 và 16, đã chẳng những “yêu (chung) thế gian đến ban Con Một mình” (Jn 3:16), mà còn yêu riêng từng người đến trong thế gian nữa; và Ngài chẳng những yêu họ khi họ đã vào đời mà còn yêu họ ngay cả trước khi họ nhập thế nữa, khi họ còn trong lòng mẹ nữa, như chính Ngài đã phán cùng tiên tri Giêrêmia, vị đã ghi nhận sự thật cảm kích này ở đoạn 1 câu 5: “Trước khi Ta hình thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi, Ta đã chỉ định ngươi làm tiên tri cho các dân nước”. Chưa hết, “Thiên Chúa là tình yêu” chẳng những yêu thương mỗi một người chúng ta chỉ vì chúng ta là tạo vật của Ngài, một tạo vật được Ngài dựng nên hoàn toàn tốt lành ngay từ ban đầu, nghĩa là khi chúng ta còn ngây thơ vô tội chưa biết đến tội lỗi là gì, mà còn yêu thương chúng ta cả khi chúng ta “là những tội nhân” nữa, như Vị Tông Đồ Dân Ngoại xác nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 5 câu 8. Đó là lý do, ngay sau khi sa ngã phạm tội, hai nguyên tổ của loài người chúng ta, lúc hai vị còn đang đổ lỗi cho nhau, không hề biết mở miệng xin Chúa thứ tha, thì chính Ngài đã tự động tuyên hứa cứu độ cho chính thành phần tạo vật phản nghịch Ngài rồi, như Sách Khởi Nguyên ghi lại ở đoạn 3 câu 15. Trường hợp “Thiên Chúa là tình yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” còn được thể hiện tỏ tường qua việc Ngài tha không tận diệt dân Do Thái nữa, đám dân đã thực sự bỏ Ngài là Đấng họ đã tận mắt chứng kiến thấy Ngài ra tay uy quyền để cứu họ ra khỏi cảnh làm tôi Ai Cập, mà quay đầu đi tôn thờ con bò vàng đúc do họ tạo nên, như Sách Xuất Hành thuật lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay. “Thiên Chúa là tình yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” chẳng những được thể hiện qua việc thứ tha cho cả loài người ngay từ ban đầu, hay cho cả một dân tộc, như trường hợp Dân Do Thái trong bài đọc một hôm nay, mà còn cho từng con người chúng ta nữa, như trường hợp của chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại, qua những gì ngài chia sẻ với Timôthêu trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thế gian để cứu các tội nhân. Trong số đó, cha là đệ nhất tội nhân”.

Ôi, như thế thì Thiên Chúa đã chẳng yêu thương chung loài người tạo vật vô cùng thấp hèn chúng ta và mỗi con người tội nhân vô cùng bất xứng của chúng ta cho đến cùng hay sao? Mức độ “cho đến cùng” nơi tình yêu Thiên Chúa tỏ ra qua Chúa Giêsu Kitô đây, như Thánh Ký Gioan viết trong Phúc Âm của mình ở đoạn 13 câu 1, theo tôi, không liên quan đến chủ thể yêu là Thiên Chúa, mà là đến đối tượng yêu là tội nhân chúng ta. Bởi vì, đối với “Thiên Chúa là tình yêu” thì một khi yêu là Ngài yêu bằng cả tấm lòng của Ngài, một tình yêu tuyệt đối thủy chung, yêu từ đầu đến cuối, “yêu đến cùng”, chứ không yêu dang dở, yêu từ từ, yêu có hạn, yêu bập bềnh lên xuống tùy theo đối tượng có đáng yêu chăng, hay đáng yêu bằng nào hoặc đáng yêu lúc nào v.v. Đó là lý do Thiên Chúa vẫn yêu loài người chúng ta cả khi chúng ta “là những tội nhân”. Và cũng chính vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta “là những tội nhân” mà Người đã yêu “cho đến cùng”. “Cho đến cùng” ở đây không phải chỉ được hiểu “Thiên Chúa là tình yêu” tỏ lòng xót thương với chung loài người tội lỗi chúng ta, mà còn được hiểu là Ngài yêu thương cho đến tội nhân cuối cùng trong chúng ta, hay cho đến con người “đệ nhất tội nhân” trong chúng ta nữa. Đó là lý do Thánh Ký Gioan, sau khi cảm nhận “Người đã yêu thương thành phần thuộc về mình trên thế gian và muốn tỏ cho họ thấy Người yêu họ cho đến cùng”, liền nói ngay đến tông đồ Giuđa Ích-Ca: “Ma quỉ đã cám dỗ Giuđa trong việc phản nộp Người”, rối chính thánh nhân dùng câu “không phải mọi người đều sạch cả đâu”, câu Chúa Giêsu nói với tông đồ Phêrô, để ám chỉ về tông đồ Giuđa là: “vì Người biết kẻ phản nộp mình”. Như thế, Chúa Giêsu “đã yêu những kẻ thuộc về mình trên thế gian và Người cho họ thấy rằng Người yêu họ cho đến cùng” ở đây có nghĩa là Chúa Giêsu yêu cả Giuđa là kẻ Người biết trước là sẽ phản nộp Người, bằng việc Người cũng cúi mình xuống rửa chân cho cả Giuđa nữa vậy.

Nếu qua Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, “Thiên Chúa là tình yêu” đã yêu thương nhân loại tội nhân chúng ta “cho đến cùng”, tức là cho đến con người “đệ nhất tội nhân” trong chúng ta, hay cho đến con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, cho đến đồng bạc duy nhất bị mất trong số 10 đồng bạc, thì quả thực, như Chúa Giêsu quả quyết với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly, ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 1 và 2, là: “Lòng các con đừng bối rối. Hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin tưởng nơi Thày. Trong nhà Cha thày có nhiều chỗ ở lắm”. Chúng ta hãy nhớ rằng, Chúa Giêsu phán lời này ngay sau khi Người báo trước cho Phêrô biết sự việc Phêrô sẽ chối bỏ Người. Như thế có nghĩa là, dù chúng ta là ai và có tội lỗi đến đâu đi nữa, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, yêu thương từng người chúng ta, tức mỗi một người tội nhân chúng ta bao giờ cũng có chỗ của mình trong cung lòng yêu thương vô biên bất tận của Thiên Chúa. Miễn là, phải, miễn là tội nhân chúng ta biết hết lòng tin tưởng vào tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, đừng bao giờ hồ nghi tình Ngài yêu thương chúng ta “cho đến cùng”. Như thế, “hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin tưởng nơi Thày” chính là lời Con Thiên Chúa mời gọi “người ta từ đông sang tây, từ bắc chí nam đến ngồi vào chỗ của mình trong bữa tiệc vương quốc Thiên Chúa” vậy. Thành phần từ đông tây nam bắc được Chúa Giêsu nhắc đến trong Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thường Niên XXII Năm C cách đây 2 tuần này không phải là thành phần “khi được mời thì đến ngồi vào chỗ thấp nhất” hay sao? Điển hình là con người đã thành thực cảm nhận trong bài đọc thứ nhất hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thế gian để cứu các tội nhân. Trong số đó, cha là đệ nhất tội nhân”, hay con người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 18 câu 13: “không dám ngẩng đầu lên trời. Chỉ biết đấm ngực mà thưa: ‘Ôi lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ tội lỗi’”.

Vấn đề thực hành sống đạo: Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C theo Phúc Âm Thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy Thiên Chúa thực sự yêu thương con người tạo vật chúng ta “cho đến cùng”. Ở chỗ, qua Con Một của mình, Ngài đã đến để tìm kiếm chung loài người chúng ta cũng như riêng từng người chúng ta trong khi chúng ta “là những tội nhân”. Vì mỗi một con người chúng ta là một ngôi vị, một chủ thể, chứ không phải là thú vật, là một khối đồng thể, (tức là loài có thể cloning hay có thể được tạo sinh theo phương pháp vô tính dục), do đó, Thiên Chúa không thể yêu thương thế gian mà lại không yêu thương từng người chúng ta, hay yêu thương riêng cá nhân hơn tập thể loài người, như Ngài có vẻ tỏ ra như thế trong bài đọc một hôm nay. Tuy nhiên, dù là một ngôi vị riêng biệt, chúng ta cũng là một con người thuộc về loài người, loài được Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đã làm người như loài người chúng ta. Phải chăng vì thế mà chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu chúng ta, và phải tha thứ cho nhau như Ngài đã thứ tha cho chúng ta?

 

66.Cả con lẫn "cha" đều “hoang đàng”

(Suy niệm của Anphong Nguyễn Công Minh, OFM. - lấy ý từ Lm. Nguyễn Hữu An)

Linh mục Jude Siciliano OP, viết suy niệm trong bài “Cuộc trở về an toàn” như sau: “Nếu từ ‘hoang đàng’ có nghĩa là phung phí thái quá, thì chúng ta có thể gọi cả hai cha con trong dụ ngôn hôm nay là hoang đàng, tuy mỗi người một kiểu. Người cha thì hoang phí về tình thương, và người con thì hoang phí về tiền bạc vật chất.”

Người con hoang phí

Người con thứ hoang phí, hoang đàng như thế nào thì dụ ngôn đã nói rõ. Nó đòi cha chia gia tài. Với tiền bạc, nó bỏ đi và ăn chơi trác táng. Hết tiền, nó đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Khi trở về, nó chẳng còn gì cả. Tiền bạc, sức khoẻ, danh dự, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị nó tiêu xài cực kỳ hoang phí.

Người cha hoang phí

Người cha mòn mỏi đợi chờ con trở về. Kể từ ngày con cất bước ra đi, cha ngong ngóng mong con về. Đứa con đã trở về thật rồi. Nó về vì chẳng có chỗ nào đón nhận, chẳng còn chỗ nào nuôi dưỡng, chẳng còn người bạn nào tiếp đón. Không sao cả, con trở về là cha mừng vui.

Nếu chúng ta là người cha, người cha không hoang phí, thì người cha sẽ xử theo 1 trong 3 cách này:

1) Ông có thể đuổi ngay đứa con vừa mới trở về và nói với nó: “Hãy cút đi, hãy xéo cho khỏi mặt tao. Mày đã chẳng đem lại gì ngoài sự nhục nhã đến cho gia đình. Đồ khốn nạn, đồ mất dạy. Mày coi cả xứ này đang bàn tán về gia đình tao (và cũng là gia đình mày); vì mày mà tao chẳng dám vác mặt đi tới đâu.”

2) Ông có thể làm thinh, không thèm để ý đến nó. Cách này là một hình phạt nặng nề đối với đứa con trở về.

3) Ông có thể thử thách đứa con một thời gian, và đây là điều mà bất cứ người con nào đã bỏ nhà ra đi, khi trở về đều mong được hưởng: “Xin hãy xử với con như một người làm thuê trong gia đình.”

Nhưng người cha đã chẳng chọn một cách nào trong ba cách nói trên, thay vào đó, ông sung sướng như một đứa trẻ khi thấy cha mẹ đi xa trở về. Ông còn trút như mưa trên đứa con những dấu chỉ mạnh mẽ để chứng tỏ tình yêu khoan dung ông dành cho con. Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn.

Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí.

Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giày mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho sao! Tắt một lời, ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Tin Mừng Gioan 3,16 ghi: “Thiên Chúa yêu thế gian quá sức đến nỗi đã tặng ban luôn người Con Một…” Yêu gì mà đến nỗi đem con, mà là con một, tặng cho người khác? Giải thích nổi không? Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.

Nhiều người không chấp nhận lối hành xử phung phí (*) lòng tốt của Thiên Chúa theo dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”. Kiểu cách suy tư và thái độ của người anh cả là một biểu trưng. Người anh cả tưởng rằng, Thiên Chúa chỉ có nhiệm vụ thưởng người có công, phạt kẻ có tội. Người anh cả không hiểu rằng, Thiên Chúa không thể đứng yên nhìn cảnh con người bị hư mất, chịu thất bại trong ơn gọi làm người do chính Ngài tạo dựng nên; Ngài không có quyền gìn giữ, yêu thương quí mến, nâng niu trong bàn tay nhân hiền của Ngài hay sao? Ðể cứu rỗi loài người khỏi hư mất, khỏi thất bại trong ơn gọi cao cả ấy, Thiên Chúa đã nhập thể làm người, làm anh, làm cha, làm mẹ để đem người con trở về trong vòng tay yêu thương của Ngài.

Một hội từ thiện kia xây dựng một trung tâm nhằm giúp cho những thiếu niên hư hỏng hoán cải. Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trung tâm, như mua sắm phương tiện, thuê mướn giáo viên v.v. một hội viên phát biểu: "Chúng ta đừng ngại tốn kém. Chỉ cần hoán cải được một thiếu niên thôi thì tốn bao nhiêu cũng đáng". Một người khác hỏi tại sao thì ông này đáp: "Bởi vì một trong các thiếu niên hư hỏng ấy là con của tôi".

Ngôi Con hoang phí

Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Đoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩ sống trong thành phố, đã suy niệm về Chúa Giêsu như người con phung phí hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị:

"Sau khi đã hạ mình xuống ở giữa những con cái hư mất của nhà Israel, Ngôi Con đã phung phí thời giờ của Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi. Ngay cả với những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họ vào Nước của Cha Ngài. Sau khi đã bị đối xử như một tên tham ăn, như một bợm nhậu, như một người bạn của bọn thu thuế và tội lỗi, như một người Samaria, một người bị quỷ ám, một kẻ phạm thượng; sau khi đã phung phí tất cả mọi sự, ngay cả thân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sự tuyệt vọng, Ngôi Con muốn mặc lấy nơi mình sự bị bỏ rơi bởi Ngôi Cha, khi đã phung phí hết đến cạn kiệt để phải thốt lên trên thập giá: 'Ta khát'. Ngôi Con đã yên nghỉ trong bụi đất và bóng đêm sự chết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, trỗi dậy từ chiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Đứng thẳng, Ngài kêu lên: 'Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của các con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con'. Và Ngài đã trở lại Thiên Đàng (như người con hoang đàng trở về nhà cha trong dụ ngôn).

"Trong sự thinh lặng chiêm ngắm tất cả con cái trong Người Con (Ngôi Con) từ khi Người Con trở thành tất cả cho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: 'Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người 'Con Hoang Đàng' của Ta đã mang tất cả mọi ngươì trở về...

"Và tất cả họ bắt đầu dự tiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đã được giặt sạch trong máu của Con Chiên...”

Chúng ta nhắc lại câu nói của hội viên: "đừng ngại phí tổn gì hết, bởi một trong những thiếu niên hư hỏng đó là con tôi”

Chúa Cha rất hoang phí lòng thương xót miễn là cứu được đứa con hoang đàng là chúng ta trở về. Hãy trở về với Cha đấng hoang phí lòng thương xót, và nhất là hãy bắt chước Cha, hoang phí lòng thương xót đối với anh chị em khác, nhất là đó lại là những người thân yêu trong gia đình đang gặp khó khăn.

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­_____________________

(*) Ta nhớ lại dụ ngôn người gieo giống, cũng phung phí quá sức. Ông tung gieo hạt giống, hạt xuống vệ đường, hạt kẹt bụi gai, hạt rải trên sỏi đá, rất phóng khoáng, phung phí, chỉ ít hạt mới rơi vào đất. Ta mà gieo giống thì không phung phí như vậy!

 

home Mục lục Lưu trữ