Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 32
Tổng truy cập: 1379978
TÔI LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA
TÔI LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA- Trích Manna
Nhân vật chủ yếu mà thánh Luca muốn trình bày trong bài Tin Mừng trên đây là chính Đức Giêsu. Ngài là Con Đấng Tối Cao, là Vua Mêsia (c.32-33). Ngài là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa (c.35).
Thiên Chúa muốn Con Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo.
Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương.
Thiên thần gọi cô là Đấng đầy ân sủng, là người được Đức Chúa ở cùng (c.28), là người đẹp lòng Thiên Chúa (c.30).
Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm mẹ Đức Giêsu.
Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của cô Maria. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế.
“Thánh Thần sẽ ngự xuống trên cô và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên cô” (c.35).
Maria hẳn đã phải suy nghĩ trước khi chấp nhận làm mẹ theo một cách thức lạ lùng đến thế.
Lời mời gọi nào của Thiên Chúa cũng gây xáo trộn những dự định và tính toán riêng tư.
Nếu Maria đã khấn sống khiết tịnh, thì nay Thiên Chúa lại muốn cô làm mẹ và sinh con.
Nếu Maria đã muốn sống bậc hôn nhân một cách bình thường với ông Giuse, thì nay Thiên Chúa lại muốn cô có một người con, không phải với Giuse, và tương quan giữa cô với Giuse hẳn phải thay đổi.
Maria không hiểu hết con đường mình sắp đi. Có biết bao trắc trở, khó khăn, mờ tối.
Nhưng cô tin vào Thiên Chúa đang mời gọi. Cô buông mình để tay Chúa dẫn đưa, vì xác tín rằng chẳng có gì Ngài không làm được.
Maria đã xin vâng trong niềm tin yêu phó thác.
Tiếng xin vâng này mở đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Lắm khi chúng ta thấy Đức Maria quá cao xa vì tràn đầy những ơn chúng ta không hề có.
Chúng ta quên rằng Mẹ cũng là một tín hữu bước những bước gập ghềnh qua sa mạc cuộc đời.
Nói tiếng xin vâng khi mọi sự dường như sụp đổ, chuyện đó cần đến lòng tin.
“Phúc cho em là kẻ đã tin…” (Lc 1,45).
Tiếng xin vâng khó khăn nhất của Mẹ Maria là tiếng xin vâng dưới chân thập giá. Những lời thiên thần nói ngày xưa có còn đáng tin không?
Chỉ khi Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra với Mẹ, tất cả những tiếng xin vâng trong đời mới bừng sáng trọn vẹn và rực rỡ ý nghĩa.
Chúng ta có dám liều xin vâng như Mẹ không?
Gợi Ý Chia Sẻ
Thiên Chúa đã nói với Đức Maria qua vị thiên sứ. Còn bạn, có khi nào Chúa nói với bạn và mời bạn cộng tác không? Bạn có khi nào nghe Chúa nói qua giờ cầu nguyện, qua một người hay một biến cố trong cuộc sống không?
Để xin vâng, cần phải tin. Để tin, cần phải liều. Có khi nào bạn dám bỏ mọi chỗ dựa nơi người đời để dựa vào Chúa không?
Cầu Nguyện
Lạy Mẹ Maria,
khi đọc Phúc Âm, lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ đưa Con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm Con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.
Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong, từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin Mẹ dạy chúng con đừng sợ lên đường mỗi ngày, đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
MARIA THẬT DỊU HIỀN – Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR
Mỗi năm tháng 10 về, Giáo Hội dành riêng để tôn kính và làm các việc lành phước đức để dâng kính Đức Mẹ. Tháng 10 là tháng, Giáo Hội khuyên nhủ con cái Mẹ hãy siêng năng lần hạt Mân Côi và mau mắn đến với Mẹ. Hôm nay, Giáo Hội mừng kính lễ Mẹ Mân Côi. Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ, noi gương bắt chước Đức Mẹ và qua Mẹ chúng ta đến với Chúa. Chúng ta càng ngày càng yêu mến Mẹ, càng ngày càng làm cho nhiều người hiểu biết Mẹ và tôn kính Mẹ.
Nói đến Mẹ, viết về Mẹ sẽ không bao giờ cùng, thánh Bênađô đã viết: ”Nói về Mẹ không bao giờ cùng“ (De Maria numquam satis). Ngôn ngữ, chữ viết của trần gian, của con người sẽ không bao giờ lột tả được hết về Mẹ. Lễ Mân Côi được mọi người biết và mừng rất trọng thể vào năm 1571 khi Mẹ Maria ban ơn cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở vịnh Népante. Đức Giáo Hoàng Piô V đã cho phổ biến thánh lễ Mân Côi rộng rãi trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã viết nhiều thông điệp nói lên tầm quan trọng của Lễ Mân Côi dưới triều đại của Ngài.Và ngày nay, Giáo Hội hoàn vũ và đặc biệt Hội Thánh Việt Nam luôn hân hoan mừng lễ Mẹ Mân Côi một cách trọng thể và dạt dào tình thương.
Vâng, Mẹ Maria đã nhiều lần hiện ra trên thế giới, lần nào Mẹ cũng khuyên nhủ nhân loại ăn năn sám hối và siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Với Kinh Mân Côi, chúng ta hiểu được lịch sử cứu rỗi. Bởi vì, qua năm sự vui, lịch sử cứu độ được bắt đầu khi Mẹ nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Với năm sự thương, cả lịch sử cứu độ được tỏ lộ qua sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Với năm sự mừng, lịch sử cứu độ được hoàn thành khi Chúa chết và ba ngày sống lại. Kinh Mân Côi là cuốn Kinh Thánh thu gọn. Đọc kinh Mân Côi chúng ta nhận thấy rõ vai trò của Mẹ và chỗ đứng, địa vị của Mẹ trong lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúng ta hãnh diện vì Mẹ được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm Mẹ của Đấng Cứu Thế. Chính Mẹ được chia sẻ sự thánh thiện của Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện và cũng chỉ có Mẹ được diễm phúc ấy.
Tên của Mẹ thật dịu hiền. Ai nghe danh thánh Mẹ cũng cảm phục sự hiền lành, đơn sơ, trong trắng, thánh thiện của Mẹ. Mẹ Maria đã hiện ra ở Fatima với ba trẻ là Lucia, Phanxicô va Jacinta. Mẹ khuyên nhủ các em phải siêng năng lần chuỗi Mân Côi và loan báo cho nhiều người lần chuỗi Mân Côi, ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Ở Lộ Đức, Mẹ hiện ra với Bernadette, tay Mẹ đeo tràng hạt Mân Côi, Mẹ bảo Bernadette lần hạt, rồi Mẹ cũng đọc kinh lạy Cha và kinh Sáng danh. Mẹ hiện ra nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới và ở đâu Mẹ cũng khuyên nhủ nhân loại, con người phải siêng năng lần chuỗi, cải tà qui chánh, ăn năn trở lại. Mẹ đã công khai xác nhận hiệu quả của việc lần hạt Mân Côi. Các Đức Thánh Cha đã luôn khuyến khích, khuyên nhủ Giáo Hội yêu mến Mẹ và siêng năng lần hạt Mân Côi. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết nhiều Tông thư nói về Mẹ, Ngài viết: ”Sau việc đọc kinh Nhật Tụng thì việc đọc kinh Mân Côi được coi như một trong những kinh cầu nguyện chung tốt đẹp nhứt, hữu hiệu nhứt mà gia đình công giáo được khuyến khích đọc“. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã luôn tin tưởng, cậy trông Mẹ. Ngài đã dâng triều đại Giáo Hoàng của Ngài cho Mẹ: ”Totus Tuus“ . Toàn thân của Đức Giáo Hoàng là thuộc về Mẹ.
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, Nhân loại, Giáo Hội ca tụng Mẹ vì nhờ Mẹ mà Đấng cứu độ được sinh ra nơi trần thế này. Với Kinh mân Côi chúng ta đi từng biến cố trong lịch sử cứu rỗi: biến cố của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đời sống đức tin của chúng ta sẽ được đảm bảo nếu chúng ta bám chặt lấy Chúa và đi từng chặng đường cứu rỗi qua việc đọc kinh Mân Côi. Lần chuỗi là hình thức đạo đức bình dân nhất mà lại có hiệu quả cứu rỗi nhất bởi vì kinh Mân Côi ai cũng có thể đọc được, suy gẫm và chiêm ngắm Chúa Giêsu và Mẹ Maria cách dễ dàng. Chúng ta có thể lần chuỗi riêng, chung trong nhóm, trong gia đình hay trong Nhà thờ. Kinh Mân Côi quả là giây bền đỗ của mọi người.
Lời kinh Mân Côi quả là đẹp biết bao vì khi chúng ta cất lên kinh Kính Mừng là chúng ta chào Mẹ và chúng ta cao rao tình yêu bao la của Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, danh Thánh Mẹ thật cao vời; Chúng con chạy đến Mẹ Dâng tràng chuỗi Mân Côi; Mẹ mỉm cười hiền dịu Mẹ lần chuỗi với chúng con Ave Maria, Ave Maria
kính chào Mẹ Maria Mẹ tràn đầy ơn phúc hơn mọi người thiếu nữ, cung lòng Mẹ trắng trong, con Chúa ngự nơi Mẹ.
Quả phúc bởi lòng Mẹ Giêsu, Con Thiên Chúa… Amen…Amen.
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
KINH MÂN CÔI- Lm. Jos. Nguyễn Văn Phán
Người Việt Nam chúng ta có một lòng kính mến Đức Mẹ rất đặc biệt, có chuyện gì là mình hay chạy đến với Đức me. Vậy những người năng đến với Đức Mẹ Maria tôi xin được mạn phép tạm chia ra ba thành phần:
*1- Đến với Mẹ để xin xỏ vòi vĩnh vì nghĩ rằng Mẹ ban muôn ơn lành cả hồn lẫn xác, cả trong lẫn ngoài nên đến với Mẹ tha hồ mà xin, thiếu gì xin đó, cần gì xin ngay. Xin khỏi bệnh, xin cho con ngoan học giỏi, xin đỗ đạt bằng cấp, xin có việc làm, xin gia đình bớt chiến tranh, xin làm ăn trúng mánh có tiền, xin trúng xổ số số cặp…
*2-Đến với Mẹ nặng tìmh cảm, sướt mướt, nhõng nhẽo… Người Việt Nam tình cảm dạt dào, rồi đa cảm nên hay đến mẹ nhiều hơn. Nói rằng đến với mẹ dễ nói dễ thưa gửi trình bày hơn, và lòng mẹ cũng dễ động lòng, dể cảm thông con cái hơn… Do đó một số người dành nhiều tình cảm với Mẹ Maria hơn là với Chúa. Tối ngày lân la bên Mẹ, tượng ảnh Mẹ to đùng, kinh hạt rân ran hát hò om sòm…
*3- Đến với Mẹ mong nuốn tha thiết thay đổi cuộc sống. Có thể do chính bản thân họ khao khát hay người thân của họ mong mỏi thay cho họ bằng việc cầu nguyện, thân thưa với Mẹ. Điểm ba này hợp với lời Mẹ kêu gọi con cái nhân loại: Hãy sám hối cải thiện đời sống và siêng năng lần hạt.
Nhiều chuyện lạ và những chứng nhân làm chứng cách hùng hồn về những biến chuyển đổi đời của họ. Trong đó có một số nhờ việc đi hành hương… nhưng hành hương của Việt Nam ta hơi bị lạm dụng, thường là phối hợp hành hương cùng với đi nghỉ mát tắm biển vui chơi, tranh dành chỗ ngồi trên xe, cãi nhau nơi để đồ dùng cá nhân như gầm ghế hay ngăn gác trên đầu, không có người đồng hành đúng nghĩa bằng cả tấm lòng khao khát mãnh liệt thay đổi cho từng trường hợp cụ thể của mỗi người hành hương…
Vậy thì trong ba loại người đến với Đức Mẹ, hiện giờ tôi đang ở trong loại nào?
Kinh Mân Côi là lời kinh của người đang yêu. Tình yêu luôn mộc mạc giản dị, đơn sơ nhỏ bé… không phải những lời lẽ cầu kỳ văn hoa bóng bẩy chải chuốt. Do đó lời kinh không phải chỉ dành cho những ông bà già thừa thãi không biết làm gì mang tràng hạt ra lần hột cho qua giờ, cho qua tuổi già. Vì thế có người rất trẻ, có người bằng cấp đầy mình, có người địa vị cao vút tầng mây, có người giàu có gia tài kếch sù… mỗi ngày vẫn cứ âm thầm lặng lẽ an bình thanh thản lần chuỗi Mân Côi. Lý do duy nhất là họ đang yêu.
Còn những người không yêu thì viện đủ lý do ra chối từ thoái thác, nét mặt bộ dạng ta đây kẻ cả là người lớn rồi nên không cần đụng đến những lời kinh dành cho trẻ con và ông bà già lẩm cẩm nhạt nhẽo lê thê vô vị!
Vậy tôi đang là người giàu có tình yêu hay nghèo nàn tình yêu nhỉ? Xem có đọc kinh Mân Côi không là trả lời được liền!
Kinh Mân Côi là lời kinh của người hèn mọn
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Khởi đầu, hình thành kinh Mân Côi là của những người bình dân, hèn mọn, cù lần… Các giáo sĩ ngày ngày đọc Thánh Vịnh, có tới 150 Thánh Vịnh và toàn là bằng tiếng La Tinh. Do đó giáo dân ta cũng là thuộc loại bình dân, hèn mọn, chữ nghĩa mù mịt, ngôn ngữ không thông, sách vở chẳng có… thế là “chơi” luôn 150 kinh Kính Mừng, ngang ngửa với giáo sĩ chứ bộ! Vậy thì không chối cãi vào đâu được là khởi đầu kinh Mân Côi của người hèn mọn và dành cho người hèn mọn, bình dân…
Vậy, đứng trước mặt Chúa ai dám vỗ ngực tự xưng mình thuộc loại “sang” không thèm đọc kinh Mân Côi? Mọi người, giống như Mẹ, đều nhận mình là mọn hèn, thế là tất cả cùng đọc kinh Mân Côi nhé!
Một kinh nghiệm
Dù ít nhiều nên khuyến khích trẻ con đọc kinh mân côi. Tuy chưa hiểu biết gì, rồi lớn lên sẽ hiểu, sẽ thấy tác động ảnh hưởng vào cuộc sống người tín hữu ấy. Có những cách ràng buộc như từ cha mẹ đến từng đứa con, mỗi người một ngắm và lần hạt một chục, động viên trẻ nhỏ chuyên cần duy trì để chuỗi mân côi không bị thiếu, không tròn đủ năm mươi! Kinh nghiệm cho tôi thấy, duy trì cho đến khi trưởng thành và tự mình lần đủ năm chục mỗi ngày cho chắc ăn, đôi khi lại đọc thêm một chục là phần của riêng mình phải giữ nữa…
Đọc kinh Mân Côi là suy gẫm những Mùa theo Lời Chúa. Thứ hai Mùa Mừng: xin cho ái mộ những sự trên trời. Yêu mến những sự trên trời ngay trên mặt đất này (khát khao – tìm kiếm – gặp gỡ – sứ vụ). Sống Vương Quốc Tình Yêu ngay hôm nay và loan báo sự sống của Vương Quốc này. Suy gẫm Lời Chúa ngỏ với mình để biến đổi cuộc sống và cảm nhận được niềm vui hạnh phúc nhắc đi nhắc lại tới mười lần: Kính mừng Maria Mẹ Đầy ơn phúc vì Thiên Chúa ở với Mẹ và tôi cũng rất hạnh phúc khi tôi hoán cải cảm nhận có Chúa ở cùng tôi! (Ân Ban chính mình Ngài đấy!). Đọc Kinh Mân Côi không phải chỉ là ca tụng Mẹ nhưng còn nhắc đi nhắc lại cho tôi niềm ân ban hạnh phúc mà tôi có được do lòng thương yêu âu yếm của Chúa nữa!
Để kết thúc phần trình bày này, thiết tưởng nên nhắc lại nguyên tắc mục vụ đã được quyển Giáo Lý Rô-ma nêu ra:
Tất cả mục đích của giáo lý và lời giảng dạy phải được đặt trong Tình Yêu vĩnh cửu. Dù có thể trình bày thật khéo léo điều phải tin, cậy hay làm, nhưng điều chính yếu là phải làm nổi bật lòng yêu mến Chúa, để mọi người hiểu rằng mọi hành vi tốt theo đúng nghĩa Kitô giáo không có nguồn gốc nào khác ngoài Tình Yêu và không có cùng đích nào khác ngoài Tình Yêu.
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
KINH MÂN CÔI- Trích Logos Năm B
Một trong những bộ phim được nhiều người ưa thích và đã chiếu rộng rãi trên đài truyền hình. Đó là bộ phim Tây Du Ký. Tuy nhiên, có một số điều người ta ít biết đến chung quanh bộ phim này.
Tây Du Ký là một bộ tiểu thuyết mang tính chất thần thoại của nhà văn Trung Quốc là Ngô Thừa Ân. Tác phẩm này bắt nguồn từ một câu chuyện có thật : vào đời Đường bên Trung Hoa có một nhà sư tên Trần Huyền Trang (602-664) đã dấn bước vào cuộc hành trình gian khổ sang nước Ấn Độ để lấy kinh Phật đem về. Sau 17 năm đầy thử thách, nhà sư Trần Huyền Trang đã thỉnh được kinh Phật đem về.
Tây Du Ký đã được tiểu thuyết hóa và chuyển thể thành phim với những nhân vật nổi tiếng như Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới… Họ đã cùng nhau lên đường về Tây Trúc, Ấn Độ để thỉnh kinh Phật. Thầy trò Đường Tăng phải trải qua bao thử thách, gian nguy mới lấy được kinh Phật mang về.
Đối với người Phật Giáo Trung Hoa, Kinh Phật đã có một cuộc hành trình đầy gian khổ để đến được đất nước Trung Hoa và làm cho Đạo Phật được phát triển mạnh mẽ ở đất nước này.
Còn đối với chúng ta, những người kitô hữu, Kinh Mân Côi cũng trải qua một cuộc hành trình dài trong lịch sử để hình thành và phát triển trong Giáo Hội. Có thể nói : Kinh Mân Côi chính là một cuộc hành trình Đức tin. Tràng hạt Mân côi là con đường tuy đơn sơ nhưng rất dễ đi để giúp ta tiến về quê Trời.
– Xét về mặt hình thể :
Tràng hạt mân côi hay là chuỗi hạt mân côi là một vòng dây khép kín tượng trưng cho một đường tròn hoàn hảo. Vòng dây đính các hạt tròn được làm bằng nhiều chất liệu : gỗ, đá, kim loại… Mỗi hạt tròn được dùng để “đánh dấu” như các cột mốc trên đường đi của kinh Mân Côi. Cứ 10 hạt lại có một khoảng cách, ghi dấu bằng một hạt riêng biệt. Điều đó cho thấy : chuỗi hạt chính là một cuộc hành trình được đan dệt bằng nhiều chặng đường và cột mốc.
– Xét về mặt ý nghĩa :
Chuỗi hạt mân côi luôn bắt đầu từ cây Thánh Giá, trải qua hành trình của các kinh Kính Mừng, rồi lại trở về với cây Thánh Giá. Như thế, tràng hạt Mân Côi chính là cuộc hành trình của Thập Giá. Tràng hạt phản ánh cuộc hành trình đức tin của Mẹ Maria, cuộc hành trình lặp lại cuộc hành trình Thập Giá của Chúa Giêsu để bước vào vinh quang Phục Sinh cùng với Ngài.
Tràng hạt Mân Côi, cuộc hành trình xuyên qua lịch sử
Vào thế kỷ XII, 150 thánh vịnh của thánh vương Đavit quá dài và không thông dụng với giới bình dân. Vì thế, người ta đã đọc 150 Kinh Lạy Cha thay thế 150 Thánh Vịnh. Sau đó, người ta đổi 150 Kinh Lạy Cha bằng 150 Kinh Kính Mừng. Do đó, thánh Đaminh đã gọi kinh mân côi là “Thánh Vịnh Đức Mẹ”. Khởi đầu, người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, sau đó thay thế bằng những loại hạt khác. Cuối cùng, đã hình thành tràng hạt mân côi như ngày nay.
Thời đó, người ta đọc 150 Kinh Kính Mừng cùng với 150 Kinh Lạy Cha. Nghĩa là mỗi Kinh Kính Mừng một Kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ XV, 150 Kinh Kính Mừng được chia thành 3 chuỗi 50, tức năm “chục” kinh Kính Mừng. Mỗi “chục” kinh Kính Mừng đọc một kinh Lạy Cha.
Ngày nay, 150 Kinh Kính Mừng được gồm tóm trong 15 mầu nhiệm được rút ra từ Phúc Âm và được chia thành 3 phần : mùa Vui, mùa Thương và mùa Mừng. Do đó, có thể nói : tràng hạt mân côi chính là cuốn Phúc Âm “bỏ túi”, được rút gọn cho mọi người.
Ngoài ra, lịch sử Giáo Hội còn ghi lại những biến cố phi thường của Kinh Mân Côi :
– Đầu thế kỷ XII, Đức Mẹ đã soi sáng cho thánh Đaminh truyền bá Kinh Mân Côi như một vũ khí để đánh tan bè rối Albigeois nổi lên chống phá Giáo Hội.
– Thế kỷ XVI, nhờ Kinh Mân Côi, Giáo Hội đã chiến thắng quân Hồi Giáo ở vịnh Lépante vào ngày 07/10/1571.
– Tại Lộ Đức, nước Pháp, Đức Mẹ hiện ra với cô Bernadette, đeo tràng hạt vàng ở cánh tay phải và đọc Kinh Mân Côi với cô.
– Năm 1917, tại Fatima, Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ em : Lucia, Phanxicô và Giaxinta và thúc giục : “Các con hãy tiếp tục lần hạt mân côi hằng ngày”. Đức Mẹ còn tuyên bố : “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”.
Tràng hạt mân côi, chuỗi ngọc thiêng liêng ngời sáng, đã giúp Giáo Hội vượt qua bao biến cố đau thương trong lịch sử.
Tràng hạt Mân Côi, cuộc hành trình đức tin
Khi chúng ta lần hạt Mân Côi là chúng ta đang dõi theo bước chân của Mẹ Maria trên cuộc hành trình đức tin. Đó là cuộc hành trình khởi đầu từ Đức Kitô và qui huớng về Đức Kitô. Chúng ta thấy được điều đó khi xét đến các kinh đọc trong khi lần chuỗi Mân Côi :
Kinh Lạy Cha : là kinh cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy.
Kinh Kính Mừng : là lời chào của sứ thần Gabriel : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 28). Đó cũng là lời chào của bà Êlisabeth : “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và con lòng Bà gồm phúc lạ” (Lc 1, 42).
Kinh Sáng Danh : quy chiếu mọi loài trong mọi thời về Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng luôn ấp ủ mọi người trong tình yêu.
Hơn nữa, khi đọc Kinh Mân Côi là chúng ta đi theo bước chân của Mẹ Maria trên con đường khổ giá. Mỗi chặng đường là một cột mốc đánh dấu sự hy sinh từ bỏ. Con đường Mân Côi, như chúng ta đã thấy, là con đường bắt đầu từ thập giá và kết thúc dưới thập giá. Qua 3 mùa Vui, Thương, Mừng, Đức Mẹ dẫn ta qua những biến cố của cuộc đời Chúa Giêsu và cuộc đời Mẹ. Vì thế, khi đọc Kinh Mân Côi, chính là lúc chúng ta được Mẹ Maria dẫn dắt đến cùng Chúa Giêsu con yêu dấu của Mẹ.
Trên cuộc hành trình đức tin của mỗi người kitô hữu, những hạt Kinh Mân Côi chen lẫn những giọt mồ hôi và nước mắt cũng đang nảy mần vươn lên thành cây rồi thành bông, những bông hồng tươi thắm dâng lên Thiên Chúa.
Trên cuộc hành trình đức tin của người kitô hữu, mỗi hạt Kinh Mân Côi còn là một “điểm nhấn” của niềm tin giúp chúng ta đi đúng đường về quê trời. Khi lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng hằng ngày, là ta lặp đi lặp lại lời nguyện cầu tha thiết với Mẹ Maria. Đó chính là “điệp khúc tình yêu” không thể thiếu trong cuộc đời chúng ta.
Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích “Cậu bé tí hon”. Ngày xưa, cậu bé tí hon cùng với người chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha có mẹ rất hạnh phúc. Nhưng từ ngày mẹ chết đi, cha lấy người mẹ kế, cậu bé tí hon và người chị bắt đầu sống trong cảnh bất hạnh : bị dì ghẻ hành hạ và hất hủi.
Một ngày nọ, bà dì ghẻ dẫn cậu bé tí hon và chị cậu vào rừng sâu, rồi bỏ đó cho thú dữ ăn thịt. Vì là đứa bé thông minh nên cậu bé tí hon mang theo một túi đầy những viên sỏi. Cậu bỏ những viên sỏi dọc đường đi để đánh dấu. Sau khi bị bỏ rơi trong rừng, cậu bé đã dẫn chị mình đi theo dấu những viên sỏi để về nhà bình yên vô sự.
Những hạt Kinh Mân Côi trên đường dương thế, cũng chính là những “viên sỏi” đánh dấu đường đi, hướng dẫn ta đi đúng đường về quê hương đích thật ở trên trời. Chúng ta hãy nghe lời Mẹ Maria dạy để siêng năng lần hạt mân côi hằng ngày.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam