Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 42
Tổng truy cập: 1378638
TỘI LỖI VÀ ÂN SỦNG
TỘI LỖI VÀ ÂN SỦNG (*)- Lm. Giuse Đinh Tất Quý
“Thôi, chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”(Ga 8,11).
Bài Tin mừng chúng ta vừa nghe chẳng khác gì một phiên toà. Bị cáo là một người phụ nữ. Nguyên cáo là các kinh sư và những người Pharisiêu. Tội phạm là tội ngoại tình. Bản án là tử hình bằng cách bị ném đá. Thực ra các kinh sư và những người Pharisiêu không cần đến Đức Giêsu làm quan toà. Họ có thể căn cứ vào luật Môise để thi hành án. Họ đến hỏi ý kiến Đức Giêsu không phải với thiện ý nhưng nhằm gài bẫy Đức Giêsu. Nếu Chúa tha cho người phụ nữ họ có cớ để tố cáo Chúa chống lại luật Môisê. Nếu Chúa kết án người phụ nữ họ sẽ rêu rao với mọi người rằng Chúa là Người mâu thuẫn với chính mình vì Chúa vẫn giảng dậy về lòng nhân từ thương xót. Cái bẫy thật hiểm độc. Đằng sau bản án dành cho người phụ nữ họ hy vọng sẽ có một bản án khác dành cho Đức Giêsu.
Đứng trước sự việc đó Chúa đã phản ứng thế nào?
Chúa đã im lặng, và Người cúi xuống viết trên đất. Người im lặng vì không đồng tình với thái độ của họ. Người im lặng để mọi người có thời gian trở về với cõi lòng của mình và thấy được những gì đang lắng đọng ở trong đó. Người không trả lời vì câu hỏi họ đặt chưa đúng chỗ. Người không trả lời câu hỏi của họ để rồi sau đó Người đưa ra cho họ một câu hỏi khác cơ bản hơn.
Vì họ cứ hỏi mãi nên Người đành ngẩng lên. Họ chờ đợi Người lên tiếng thì Người lên tiếng. Nhưng lời Người khiến họ chới với. “Ai trong các ông sạch tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Họ mời Đức Giêsu làm quan toà xét xử người phụ nữ, nhưng thật không ngờ là Đức Giêsu lại trở thành quan toà xét xử họ. Họ đợi chờ Đức Giêsu kết án người phụ nữ, nhưng thật không ngờ là Đức Giêsu lại kết án họ. Họ mang đá đến để ném vào người phụ nữ, nhưng thật không ngờ là Đức Giêsu lại ném một hòn đá vào chính lương tâm họ.
Chỉ có điều, họ muốn Đức Giêsu làm quan toà để giết chết, nhưng Đức Giêsu lại là quan toà để cứu sống. Những hòn đá họ mang đến với mục đích ném vào người phụ nữ cho chị ta chết đi, thì hòn đá Đức Giêsu ném vào lương tâm đã giúp họ sống lại. Họ như được bừng tỉnh khỏi cơn mê muội, nhận biết mình tội lỗi, và ngay sau đó họ đã lần lượt rút lui không dám kết án người phụ nữ nữa.
Xét xử các kinh sư và những người Pharisiêu rồi, Đức Giêsu mới quay lại xét xử người phụ nữ. Với ánh mắt dịu dàng, với những lời lẽ hiền từ, Đức Giêsu đã đưa ra lời phán xét: “Tôi không kết án chị đâu! Thôi, chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”(Ga 8,11).
Thật là một lời phán xét lạ lùng. Lời phán xét của Chúa không tàn nhẫn độc đoán nhưng dịu dàng và nhân hậu.
Lời phán xét của Chúa không soi mói xét nét nhưng đại lượng và bao dung.
Lời phán xét của Chúa không cay đắng trách móc nhưng ân cần và vỗ về.
Lời phán xét của Chúa không làm sỉ nhục con người tội lỗi nhưng giúp họ phục hồi nhân phẩm của mình.
Lời phán xét của Chúa không giam cầm tội nhân trong quá khứ, nhưng mở ra cho họ một tương lai.
Ở đây chúng ta thấy Chúa đã dứt bỏ và quên hết quá khứ lầm lỗi tội nhân. Chúa hoàn toàn tin tưởng khi trao tương lai vào tay người phụ nữ: “Hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.
Vâng kính thưa anh chị em. Đó là nội dung câu chuyện qua bài Tin Mừng hôm nay.
Khi chú giải về sự kiện này Thánh Augustinô viết một câu rất vắn nhưng cũng rất hay: “Relicti sunt duo:miseria et misericordia” Chỉ còn lại hai: một bên là sự khốn nạn và bên kia là lòng xót thương” Cha Nil Guillemetre còn viết thêm :”La misericorde en face de la misère. C’ est tout l Évangile “Lòng xót thương giáp mặt với sự khốn cùng đó là tất cả Tin Mừng”.
Phiên tòa bây giờ không có nguyên cáo và cũng không có ai phán xét. Và Chúa Giêsu lại một lần nữa minh chứng cho những gì mà Chúa đã từng tuyên bố :”Con người đến không phải để xét xử thế gian nhưng để thế gian nhờ Ngài mà được cứu” (Ga 3,17).
Kính thưa anh chị em.
Tới đây thì chắc anh chị em đã thấy được tấm lòng của Chúa như thế nào. Bao nhiêu lần Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Chẳng ai trong chung ta trong sạch. Tất cả mọi người chúng ta đều nhận được tình thương tha thứ của Chúa. Rồi cũng lại bao nhiêu lần chúng ta đọc kinh lạy Cha. Thánh lễ nào cũng vậy chúng ta hát hay đọc thật rõ lời của Chúa và tha cho chúng con như chúng con cũng tha.
Thế nhưng thực tế trong cuộc sống sự việc đã thường xẩy ra như thế nào. Hình như tự trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta ít nhiều cũng đang là những biệt phái và luật sĩ như trong bài Tin Mừng hôm nay. Lời Kinh Thánh vẫn còn đó: Hãy cẩn thận khi đoán xét người khác.
Để kết thúc tôi xin gửi đến anh chị em câu chuyện rất cảm động và tác giả kể lại câu chuyện này không ngần ngại xếp nó vào loại những câu chuyện lạ lùng nhất của thế giới. Đây là câu chuyện có thật. Chuyện có liên hệ đến một tên tử tù. Anh tên là Demay. Anh bị bắt vì tội giết người. Anh giết tới 5 người trong đó có viên thanh tra cảnh sát tên là Pierre Bréant.
Khi bị đưa ra tòa, Demay bị lãnh án tử hình. Ai cũng cho như thế là đính đáng.
Thế nhưng tổng thống Vicent Auriol đã ân xá cho anh ta. Phải chăng tổng thống quá nhân từ. Không phải thế. Sau khi ân xá cho Demay trong một cuộc phỏng vấn tổng thống đã tâm sự như thế này: “Có những vấn đề đã làm tôi phải thức trắng đêm. Trường hợp của Demay cũng vậy. Tại sao tôi lại không chấp thuận để đưa nó lên đoạn đầu đài? Vì lẽ gì tôi đã bằng lòng ân xá cho nó. Đây là lý do. Lý do này tôi đọc được trong bản báo cáo của phiên tòa xử Demay. Đây là lời của Demay nói trước quan tòa:
“Tôi muốn nói với quí vị một vài lời. Tôi xin thưa với quí vị rằng mẹ tôi thường không cho tôi bú sữa dầu tôi có phải khóc lên vì đói. Mẹ tôi say sưa cả ngày. Cha tôi cũng vậy. Ông thường dùng gậy để đập vào đầu tôi.
Qúi vị là những người được may mắn sinh trưởng trong một gia đình khá giả, đủ ăn đủ mặc, được học hành đầy đủ. Quí vị đâu có biết cái cảnh những đứa trẻ con nghèo đói rách nát phải đi lang thang bới những thứ người ta vất đi ở thùng rác mà sống.
Quí vị đâu có thấy được cái cảnh một bà mẹ say sưa nằm chết sõng sượt trên vũng bùn nhơ, rồi đứa con thơ phải cố lôi xác mẹ vào trong một túp lều ở dưới hầm cầu, tắm rửa, thay quần áo cho mẹ, rồi đợi để đưa mẹ đi chôn. Hình ảnh đứa bé vừa lên chín ấy là tôi.
Tôi sống trong sự cơ hàn. Mãi đến năm 20 tuổi tôi vẫn chưa có được một ly rượu ngọt để uống.
Quí vị là những người tượng trưng cho cái xã hội thượng lưu. Quí vị là những người có nhiệm vụ lo cho đời sống của mọi công dân trong nước… Thế mà quí vị đã để cho tôi đói khát, không chút tình thương, không được học hành, không hiểu thế nào là đạo đức, là luân lý. Vậy mà bây giờ quí vị lại đứng ra buộc tội tôi. Tôi muốn tố cáo ngược lại quí vị, tố cáo cái xã hội đầy bất công là nguyên nhân đã gây ra tội lỗi này.”
Kính thưa anh chị em
Đọc xong câu truyện này tôi tự hỏi không biết Chúa sẽ xử trí như thế nào nếu Chúa phải đứng trước một hoàn cảnh tương tự như thế. Chẳng cần phải nói anh chị em cũng thấy những câu chuyện như thế chẳng còn xa lạ gì với chúng ta nhất là trong cái xã hội mà chúng ta đang sống hôm nay.
Công bình mà nói thì chúng ta phải cám ơn Chúa. Dù sao thì chúng ta cũng còn có mái nhà để ở, có bát cơm để ăn. Chúng ta còn được giáo dục cho biết đâu là điều hay lẽ phải. Hơn nữa chúng ta còn được Chúa dạy dỗ.
Nhưng bên cạnh chúng ta, trước mắt chúng ta còn biết bao nhiêu người đang phải quằn quại trong đau khổ vì….nghiện ngập, thiếu tình thương? Tại ai thưa anh chị em? Biết đâu chúng ta chẳng có một phần trách nhiệm trong đó? Đừng đổ tội cho ai nhưng hãy thành tâm xét mình trước mặt Chúa và hãy làm một điều gì đó để sửa lại lỗi lầm của mình. Amen.
LÒNG NHÂN HẬU – Trích Logos C
Trong những năm gần đây, qua các phương tiện truyền thông, người ta Biết đến một số vụ án lớn trong nước được đem ra xét xử : vụ án “Nước Hoa Thanh Hương – Nguyễn Văn Mười Hai”; “Tamexco – Phạm Huy Phước”; “Epco – Minh Phụng”; vụ án “Năm Cam”; và gần đây nhất là vụ án “Lã Thị Kim Oanh” đang được thông tin trên Báo chí.
Người ta mở ra những phiên tòa để xét xử các Bị cáo và đa số các phiên tòa ấy đều dẫn đến Bản án tử hình dành cho kẻ có tội, hoặc ít ra họ cũng phải ngồi tù nhiều năm hay chung thân.
Tuy nhiên, trong tất cả những phiên tòa từ trước đến nay cũng có những phiên tòa không có lời kết tội hoặc được “trắng án”.
Tin Mừng theo Thánh Gioan hôm nay thuật lại một Buổi xét xử không có lời kết án đó.
Phiên tòa không có Bản án :
Khi Chúa Giêsu đang ngồi giảng dạy dân chúng trong đền thờ thì các luật sĩ và Biệt phái dẫn đến một thiếu phụ Bị Bắt quả tang phạm tội ngoại tình và xin Chúa xét xử.
Đây là một cái “Bẫy” các luật sĩ và Biệt phái giăng ra để Bắt lỗi Chúa. Nếu Chúa kết tội theo “luật Môisen” thì người thiếu phụ này sẽ Bị ném đá. Như vậy, Chúa sẽ vi phạm “luật Roma” vì người Do thái không có quyền xét xử phạm nhân. Hơn nữa, nếu kết án người có tội thì trái với “luật yêu thương” mà Chúa giảng dạy. Còn nếu không kết án người thiếu phụ thì Chúa không tuân thủ luật Môisen. Như thế, những luật sĩ và Biệt phái có lý do để tố cáo Chúa chống lại lề luật.
Chúa Giêsu xử trí thế nào ? Chúa Giêsu cúi xuống dùng ngón tay viết trên đất, như muốn người ta im lặng để suy nghĩ và tự vấn lương tâm mình. Họ thúc giục Chúa trả lời. Chúa đứng lên và nói: “Ai sạch tội hãy ném đá chị này trước đi”.
Nghe nói thế họ Bỏ đi từng người một, Bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất.
Chúa Giêsu không Bênh vực tội lỗi, nhưng chống lại điều xấu. Chúa không kết án, nhưng để cho những luật sĩ và Biệt phái kết án chính mình. Chúa không muốn ném đá người phụ nữ phạm tội, nhưng muốn những người tố cáo chị ta hãy ném đá chính mình.
Khi chỉ còn Chúa Giêsu và người thiếu phụ, Chúa đã nói với chị : “Ta không kết tội chị, hãy về và đừng phạm tội nữa”.
Chúa lên án tội lỗi,nhưng không kết án kẻ tội lỗi. Chúa tha thứ cho họ Bằng tấm lòng đầy tình thương xót.
Phiên tòa cho chính mình :
Thiên Chúa tha thứ cho con người tội lỗi, nhưng con người lại kết án Thiên Chúa vô tội.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao cả có quyền xét xử người tội lỗi, nhưng vì lòng nhân hậu vô Biên, Ngài không kết án con người, trái lại tha thứ cho con người là những tội nhân đáng phải chết. Ngược lại, con người kết án Chúa là Đấng vô tội. Trước tòa án Philatô, tiếng gào thét của dân chúng : “Đóng đinh nó vào thập giá” vẫn tiếp tục vang vọng trên giòng lịch sử chứng minh sự thật : con người đã kết án và đóng đinh một Thiên Chúa chí thánh. Lời lên án ấy vẫn tiếp tục vang vọng trong cuộc đời chúng ta mỗi khi sa ngã phạm tội. Lúc ấy, chúng ta lại kết án và đóng đinh Chúa một lần nữa.
Thiên Chúa tha thứ cho con người, nhưng con người lại kết án nhau.
Khi các luật sĩ và Biệt phái dẫn người phụ nữ phạm tội ngoại tình đến trước mặt Chúa, chắc hẳn họ đắc thắng trong lòng vì đã Bắt quả tang người phạm tội. Họ muốn lên án người tội lỗi theo đúng luật dạy. Họ trở thành những quan tòa nghiêm khắc trước tội nhân. Nhưng Chúa lại muốn họ tự xét xử và lên án chính mình. Đó cũng là thái độ chúng ta phải có để thay vì xét xử người khác, trước hết chúng ta hãy xét xử chính mình. Mỗi ngày chúng ta hãy mở ra phiên tòa cho mình và kết án “cái tôi” với Bao khuyết điểm, lỗi lầm. Trước khi “ném đá” kẻ khác, hãy “ném đá” vào Bản thân và tuyên án tử cho con người cũ để mặc lấy con người mới là Đức Kitô. Hãy ném “viên đá sám hối” vào mặt nước hồ phẳng lặng của tâm hồn để thức tỉnh và đối diện với chính mình trong cuộc hoán cải và canh tân.
Vào năm 1990, tại Việt Nam người ta chiếu Bộ phim nổi tiếng mang tên “Sám Hối”. Bộ phim này do đạo diễn người Nga tên ABuladze thực hiện và đoạt giải đặc Biệt trong Liên Hoan Phim Cannes tại Pháp. Bộ phim đã gây ra một chấn động lớn khắp thế giới và đặc Biệt tại Liên Xô cũ. Vì Bộ phim đã đặt ra vấn đề đổi mới (Perestroika) tại Liên Xô. Muốn canh tân, tất cả mọi người phải “sám hối” về những khuyết điểm và sai lầm của mình (thời Stalin).
Cũng thế, chúng ta hãy nhìn vào chính mình, nhận ra những yếu đuối và lầm lỡ để sám hối và sửa chữa. Có như vậy, chúng ta mới trở thành con người hoàn thiện. Con đường sám hối là con đường ngắn nhất dẫn chúng ta về với Thiên Chúa và canh tân cuộc sống.
Trong một cuộc hành quyết, người ta sắp xử tử một tên sát nhân cướp của giết người. Trước mặt đức vua và Bá quan văn võ, tên tử tội đứng run rẩy vì khiếp sợ. Chỉ một lát nữa thôi, đầu hắn sẽ lìa khỏi cổ !
Trước khi chém đầu hắn, đức vua cho hắn một ân huệ cuối cùng: “Ngươi muốn xin ta điều gì ?”, hắn đáp : “Tôi xin được uống nước”. Người ta đưa đến cho hắn một ly nước. Nhưng vì sợ hãi run rẩy nên hắn không sao cầm ly nước để uống được.
Thấy thế, đức vua nói : “Đừng sợ ! Nếu ngươi chưa uống nước, thì mạng sống ngươi vẫn toàn vẹn. Ta sẽ đợi đến khi ngươi uống nước xong mới chém đầu ngươi”.
Nghe vậy, tên tử tội liền Buông rơi ly nước xuống đất Bể tan tành. Hắn không uống chút nước nào, nghĩa là mạng sống hắn mãi mãi toàn vẹn.
Tên tử tội nói với đức vua : “Xin Ngài hãy giữ lời hứa !”, Đức vua mỉm cười đáp : “Phải, ngươi đã thắng ta. Ta không thể phản Bội lời hứa, dù ngươi là một tên sát nhân! Ta tha chết cho ngươi !”.
Hôm nay, Chúa nói với người thiếu phụ ngoại tình cũng là nói với chúng ta: “Ta không kết án con, hãy về và đừng phạm tội nữa”. Chúa luôn luôn giữ lời hứa và chờ đợi chúng ta trở về với Ngài. Vì Ngài là Đấng đầy lòng khoan dung và nhân hậu.
Tiên Tri Isaia (trong Bài đọc I) nhắc lại việc Thiên Chúa đã mở đường giữa Biển Đỏ cho dân Do thái đi qua để về Đất Hứa. Thiên Chúa tiếp tục mở một con đường mới để dẫn đưa dân tới đời sống thịnh vượng và hạnh phúc. Trên con đường mới đó, Thánh Phaolô (trong Bài đọc II) cũng đang đuổi theo đích đến là sự hoàn hảo trong Đức Kitô.
Con đường mới cũng là con đường tình yêu Chúa mời gọi chúng ta Bước đi. Con đường đó dẫn chúng ta đến với Chúa Bằng tâm hồn sám hối ăn năn và đến với tha nhân Bằng trái tim Bao dung đầy tình nhân ái.
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY- NĂM C
TA KHÔNG KẾT TỘI– Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Chúa nhật tuần trước chúng ta chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa được minh họa qua dụ ngôn người cha nhân hậu. Tuần này, Giáo hội mời gọi chúng ta tiếp tục chiêm ngắm dung mạo lòng thương xót tha thứ của Chúa Giêsu qua câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình.
Bài Tin mừng trình bày một phiên toà. Bị cáo là người phụ nữ. Nguyên cáo là các luật sĩ và những người Pharisiêu. Tội phạm là tội ngoại tình. Bản án là tử hình bằng cách ném đá. Thực ra họ không cần đến Chúa Giêsu làm quan toà. Họ có thể căn cứ vào luật Môisen để thi hành án. Thế nhưng, giới lãnh đạo Do thái muốn đặt câu hỏi với vị thẩm phán Giêsu, họ có ý gài bẫy Ngài: “Thưa Thầy! Thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môisê thì hạng phụ nữ này phải ném đá cho chết; còn Thầy, Thầy dạy sao?” (Ga 8, 4-5). Và rồi họ chờ xem Chúa Giêsu sẽ xét xử như thế nào. Nhìn thoáng qua là như thế.
Thế nhưng mà, suy niệm sâu xa hơn, chúng ta thấy đây không chỉ là vụ án người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà đúng hơn là vụ án Giêsu. Tại sao vậy! Bởi vì bị cáo ở đây là chính Chúa Giêsu khi giới lãnh đạo Do thái lập mưu đặt ra câu hỏi: Còn Thầy, Thầy dạy sao! Ném đá hay là không ném đá?.
Giả như Chúa Giêsu bảo cứ ném đá thì ngay lập tức, Tin mừng về lòng thương xót mà Chúa Giêsu rao giảng sẽ sụp đổ tan tành; Hình ảnh của một Giêsu có lòng từ tâm, nhân hậu, cảm thông và tha thứ cho những người tội lỗi sẽ trở nên vô nghĩa. Còn ngược lại, nếu Chúa bảo không ném đá, thì họ cho rằng: Chúa Giêsu phá bỏ luật Môisê. Trả lời cách nào cũng chết.
Nhưng không ngờ câu trả lời của Chúa Giêsu không còn là vụ án người phụ nữ phạm tội ngoại tình, cũng không phải là vụ án Giêsu mà làø trở thành vụ án lương tâm của mỗi người.
Khi Chúa Giêsu lên tiếng rằng: “Ai trong các ông sạch tội thì hãy ném đá người này trước đi”(Ga 8,7). Với câu nói này, Chúa Giêsu biến tất cả những nguyên cáo trở thành những người bị cáo. Bởi vì nhìn lại lương tâm người nào cũng thấy mình có tội cả. Vua Đavít đã cảm nghiệm được điều này nên đã thưa lên cùng Chúa:
“Ngài thấy cho lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
Đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 50,7).
Thánh sử Gioan ghi nhận từ người lớn tuổi cho đến người nhỏ tuổi đều rút lui hết. Tại sao vậy? Thưa, bởi vì những người tố cáo này cứ tưởng là mình vô tội, cho nên trong tay họ cầm hòn đá sẵn sàng ném người khác, nhưng bây giờ khi được mời gọi nhìn lại chính mình, thấy tâm hồn mình đầy tội nhơ, cho nên đâu còn dám ném đá ai nữa. Vì nếu tôi ném đá người khác, cũng có nghĩa là tôi tự ném đá chính mình, tôi tự lên án chính mình.
Bởi tất cả chúng ta đều là tội nhân, mà đã là tội nhân thì đâu có quyền lên án buộc tội ai. Tất cả chúng ta chỉ trông cậy vào lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa mà thôi. Giống như Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình: “Ta không kết tội chị đâu …”(Ga 8, 11). Ngày nay, Chúa cũng nói với mỗi chúng ta như vậy, ước gì chúng ta cũng nói với nhau những lời tha thứ như thế.
Thánh Philipphê-Nêri ngày xưa, khi chứng kiến người ta dẫn một phạm nhân ra pháp trường xử tử, đang khi mọi người hò la lên án, thì Ngài gục đầu xuống thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa! Giả như con ở trong hoàn cảnh như phạm nhân kia, chắc là con phạm tội gấp đôi”.
Vì thế, thỉnh thoảng chúng ta cũng nên nhìn lại chính mình. Nếu tôi sinh ra trong một gia đình quá đỗi nghèo khó; hay là trong một gia đình mà cha mẹ ly thân ly dị. Hay tôi sinh ra trong một gia đình mà lớn lên trong nền giáo dục không được lành mạnh, thì ngày hôm nay liệu tôi có được như thế này không? Khi đặt cho mình câu hỏi như thế, thì có lẽ chúng ta sẽ sống khiêm tốn hơn, biết thông cảm và tha thứ cho nhau hơn.
Qua câu chuyện người phụ nữ ngoại tình hôm nay, như là một lời nhắc nhở chúng ta nhìn lại con người thật của mình trước mặt Chúa, tất cả chúng ta đều là tội nhân.
Vì không ai trong chúng ta là người vô tội, cho nên xin đừng lên án, xin đừng buộc tội làm khổ cho nhau. Vì không ai trong chúng ta là người vô tội, giờ đây, xin cùng ăn năn, xin cùng thống hối lỗi lầm đã qua. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam