Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 49
Tổng truy cập: 1376858
TRANG CHUỖI MÂN CÔI XÓA BỎ HẬN THÙ
TRANG CHUỖI MÂN CÔI XÓA BỎ HẬN THÙ
Cv 1,12-14 ; Gl 4,4-7 ; Lc 1,26-38
Một trung úy người Pháp đã kể lại câu chuyện sau đây : Trên chiến trường, lúc ấy tôi bị thương ở bắp đùi, đang nằm chờ đội cứu thương đem băng ca đến. Nằm bên cạnh tôi là một người lính của tôi, người Pháp, đang bị thương rất nặng ở đầu. Anh ấy rút ra từ túi áo một chiếc nhẫn tràng hạt bằng bạc và bắt đầu đọc bằng tiếng La Tinh : "Ave Maria…" (Kính mừng Maria). Đọc được nửa kinh, bất chợt một giọng khác, cách đó không xa, đáp lại : "Sancta Maria, Mater Dei…" (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời…) Người thương binh quay đầu nhìn và thấy một anh lính người Đức cũng bị thương đang nhìn anh với cặp mắt xanh mở to. Người lính Pháp suy nghĩ chốc lát rồi với tay trao cho kẻ thù sắp chết chiếc nhẫn tràng hạt của mình. Người lính Đức liền đưa tay cầm lấy rồi ấp vào ngực tỏ vẻ rất mộ mến và sau đó trả lại cho anh lính Pháp. Ngay giây phút ấy, cả hai thương binh thù địch hấp hối nắm chặt lấy tay nhau. Một người nói : "Chúng ta có thể chết trong bình an, vì chúng ta đã làm xong bổn phận của chúng ta". Người kia đáp lại : "Chúng ta sẽ đi đến một đất nước không còn có hận thù và chiến tranh nữa". Nói xong, cả hai đều trút hơi thở cuối cùng.
Thưa anh chị em,
Tràng chuỗi Mân côi đã giao hòa hai kẻ thù Pháp - Đức vào giây phút cuối đời trên chiến trường. Lễ Đức Mẹ Mân côi hôm nay cũng gắn liền với cuộc chiến lịch sử giữa đạo binh Công giáo và Hồi giáo ở Vùng Vịnh Lépante vào năm 1571. Hôm ấy, ngày 7 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Piô V triền miên lo lắng vì đạo binh Công giáo đang đối đầu với quân đội hùng hậu của Thổ Nhĩ Kỳ trong một trận chiến quyết liệt. Ngài kêu gọi các Hồng Y có mặt để san sẻ nỗi lo âu. Bỗng nhiên Ngài đứng dậy, mở cửa sổ ra và hô lên : "Thôi, hãy ngừng tất cả mọi việc, chúng ta hãy vào nhà thờ cám ơn Chúa đã cho đạo binh chúng ta chiến thắng". Thì ra Đức Thánh Cha được Đức Mẹ cho thấy trong một thị kiến cuộc chiến thắng vẻ vang của đạo binh Công giáo tại Vùng Vịnh Lépante. Liền sau đó, Ngài ra sắc lệnh lấy ngày 7 tháng 10 hằng năm làm ngày lễ "Đức Mẹ chiến thắng" và thêm vào kinh cầu Đức Mẹ lời cầu : "Đức Bà phù hộ các giáo hữu". Về sau, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII, kế vị Đức Piô V đã đổi tên lễ Đức Mẹ chiến thắng thành lễ Đức Mẹ Mân Côi, như muốn quên đi nguồn gốc "chính trị" và "quân sự" của ngày lễ, xóa bỏ não trạng hiếu thắng, phân biệt và kỳ thị của chúng ta. Đến cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã dâng trọn tháng 10 để kính Đức Mẹ Mân côi và thêm vào kinh cầu Đức Mẹ : "Nữ Vương rất thánh Mân côi" và ngày nay còn thêm "Nữ Vương ban sự bình an".
Điều đó cho thấy, từ lâu đời, các tín hữu đã tôn kính Đức Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân côi, nhưng việc đạo đức này được tổ chức lại có quy cũ là nhờ Thánh Đa Minh. Nguyên do là bè rối Albigenois với một thứ luân lý khác đời : chủ trương khinh chê xác thịt, kinh tởm hôn nhân, họ quyết từ bỏ và thù ghét đạo Công giáo. Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa Minh, trao cho Ngài tràng hạt Mân côi và truyền cho Ngài phải dạy người ta cải thiện đời sống theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua việc suy ngắm 15 mầu nhiệm là bản tóm lược Tin Mừng. Nhờ Thánh Đa Minh phổ biến việc cầu nguyện theo 15 mầu nhiệm Mân côi này mà chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm ngàn người của bè rối Albigenois đã trở lại với Công giáo. Từ đó, qua dòng thời gian, việc đạo đức này cũng có những thăng trầm theo lịch sử. Mãi đến năm 1858, tràng chuỗi Mân côi lại xuất hiện trong vinh quang khi Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ở Lộ Đức (Pháp). Với khuôn mặt tuyệt đẹp và trên cánh tay lung linh một tràng chuỗi Mân côi, Mẹ dạy chị Bernadette hãy siêng năng lần hạt Mân côi.
Đến năm 1917, lúc thế chiến thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt, Đức Mẹ lại hiện ra tại Fatima (Bồ Đào Nha). Trên tay Mẹ vẫn là tràng chuỗi lóng lánh và Mẹ dạy Lucia cùng hai em Giaxinta và Phanxicô phải siêng năng lần chuỗi Mân côi. Một năm sau, hai dân tộc Đức - Pháp và các nước lâm chiến ở Châu Âu đã hòa hợp với nhau trong hòa bình. Từ đó, việc cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi được các tín hữu hưởng ứng, nhưng dần dần lại lơ là đi theo thời gian. Năm 1987, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tuyên bố lấy năm 1987 làm Năm Thánh Mẫu. Lễ khai mạc đã được tổ chức trọng thể vào ngày 6 thánh 6 năm 1987 bằng chiến dịch công khai lần chuỗi Mân côi do Đức Thánh Cha chủ sự tại Rôma và được trực tiếp truyền hình trên khắp thế giới.
Anh chị em thân mến,
Qua lời kêu gọi của Đức Mẹ Maria và của các Đức Giáo Hoàng, chúng ta hãy quyết tâm siêng năng cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi. Frédéric Ozanam, vị sáng lập Hội Bác Ái Vinh Sơn, người vừa được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong chân phước tại Paris ngày 22 tháng 8 năm 1997 nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới XII. Hồi còn là sinh viên, một hôm Ozanam vào nhà thờ Đức Bà thành Paris, để tham quan mỹ thuật kiến trúc của thánh đường. Ozanam thấy một ông già tóc bạc quỳ ở gần nhà thờ, tay cầm tràng hạt, miệng thì thầm. Ozanam đưa mắt nhìn theo thì bỗng ông giật mình, vì đó là cụ Ampère, một nhà bác học lừng danh. Ozanam không ngờ rằng nhà bác học trứ danh đó lại đạo đức như thế. Gương cụ Ampère đã thay đổi đời sống của sinh viên Ozanam và như Ozanam thường nói sau này rằng : "Tràng chuỗi của cụ Ampère đã ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của tôi hơn tất cả bài giảng và sách vở".
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang sống trong tháng Mân côi của Mẹ. Trong lúc trên thế giới vẫn đang tiếp diễn những biến cố đau thương, hận thù, chém giết giữa các anh em cùng chung một đất nước, cùng chung một màu da, ngôn ngữ và tôn giáo, như ở Trung Đông, ở Algérie, ở Phi Châu, ở Bắc Ai-len và ngay giữa lòng Châu Âu : Bosnia và Serbia… Chúng ta càng có lý do đặc biệt để sốt sắng và nhiệt thành cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi nhằm hoán cải lòng người và xây dựng hòa bình cho các dân tộc. Hòa bình phải khởi đầu từ trong gia đình của mình, như Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công giáo : "Khi gia đình anh chị em không được an vui hòa thuận, hãy lần chuỗi Mân côi để xin Mẹ ban sự an vui hòa thuận yêu thương. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân côi để xin Mẹ tạo bầu khí cảm thông, tha thứ…" Từ tổ ấm gia đình, bình an hạnh phúc sẽ lan rộng đến mọi người trong khu xóm, ngoài xã hội, trên đất nước và toàn thế giới. Vì mục đích của tràng chuỗi Mân côi là phải đi sâu vào đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, để biến đổi đời sống ở đó nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng, có những người đọc kinh lần hạt rất nhiều mà đời sống chẳng sửa đổi bao nhiêu, vì họ chỉ "tôn thờ Chúa ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa cách Ngài". Siêng năng và sốt sắng lần chuỗi Mân côi để cải thiện đời sống theo Tin Mừng, đó là sứ điệp của Đức Mẹ Maria. Và cải thiện đời sống theo Tin Mừng là điều kiện để được sống hòa bình trên trái đất và được sống hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.
Cv 1,12-14 ; Gl 4,4-7 ; Lc 1,26-38
Một trung úy người Pháp đã kể lại câu chuyện sau đây : Trên chiến trường, lúc ấy tôi bị thương ở bắp đùi, đang nằm chờ đội cứu thương đem băng ca đến. Nằm bên cạnh tôi là một người lính của tôi, người Pháp, đang bị thương rất nặng ở đầu. Anh ấy rút ra từ túi áo một chiếc nhẫn tràng hạt bằng bạc và bắt đầu đọc bằng tiếng La Tinh : "Ave Maria…" (Kính mừng Maria). Đọc được nửa kinh, bất chợt một giọng khác, cách đó không xa, đáp lại : "Sancta Maria, Mater Dei…" (Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời…) Người thương binh quay đầu nhìn và thấy một anh lính người Đức cũng bị thương đang nhìn anh với cặp mắt xanh mở to. Người lính Pháp suy nghĩ chốc lát rồi với tay trao cho kẻ thù sắp chết chiếc nhẫn tràng hạt của mình. Người lính Đức liền đưa tay cầm lấy rồi ấp vào ngực tỏ vẻ rất mộ mến và sau đó trả lại cho anh lính Pháp. Ngay giây phút ấy, cả hai thương binh thù địch hấp hối nắm chặt lấy tay nhau. Một người nói : "Chúng ta có thể chết trong bình an, vì chúng ta đã làm xong bổn phận của chúng ta". Người kia đáp lại : "Chúng ta sẽ đi đến một đất nước không còn có hận thù và chiến tranh nữa". Nói xong, cả hai đều trút hơi thở cuối cùng.
Thưa anh chị em,
Tràng chuỗi Mân côi đã giao hòa hai kẻ thù Pháp - Đức vào giây phút cuối đời trên chiến trường. Lễ Đức Mẹ Mân côi hôm nay cũng gắn liền với cuộc chiến lịch sử giữa đạo binh Công giáo và Hồi giáo ở Vùng Vịnh Lépante vào năm 1571. Hôm ấy, ngày 7 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Piô V triền miên lo lắng vì đạo binh Công giáo đang đối đầu với quân đội hùng hậu của Thổ Nhĩ Kỳ trong một trận chiến quyết liệt. Ngài kêu gọi các Hồng Y có mặt để san sẻ nỗi lo âu. Bỗng nhiên Ngài đứng dậy, mở cửa sổ ra và hô lên : "Thôi, hãy ngừng tất cả mọi việc, chúng ta hãy vào nhà thờ cám ơn Chúa đã cho đạo binh chúng ta chiến thắng". Thì ra Đức Thánh Cha được Đức Mẹ cho thấy trong một thị kiến cuộc chiến thắng vẻ vang của đạo binh Công giáo tại Vùng Vịnh Lépante. Liền sau đó, Ngài ra sắc lệnh lấy ngày 7 tháng 10 hằng năm làm ngày lễ "Đức Mẹ chiến thắng" và thêm vào kinh cầu Đức Mẹ lời cầu : "Đức Bà phù hộ các giáo hữu". Về sau, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII, kế vị Đức Piô V đã đổi tên lễ Đức Mẹ chiến thắng thành lễ Đức Mẹ Mân Côi, như muốn quên đi nguồn gốc "chính trị" và "quân sự" của ngày lễ, xóa bỏ não trạng hiếu thắng, phân biệt và kỳ thị của chúng ta. Đến cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã dâng trọn tháng 10 để kính Đức Mẹ Mân côi và thêm vào kinh cầu Đức Mẹ : "Nữ Vương rất thánh Mân côi" và ngày nay còn thêm "Nữ Vương ban sự bình an".
Điều đó cho thấy, từ lâu đời, các tín hữu đã tôn kính Đức Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân côi, nhưng việc đạo đức này được tổ chức lại có quy cũ là nhờ Thánh Đa Minh. Nguyên do là bè rối Albigenois với một thứ luân lý khác đời : chủ trương khinh chê xác thịt, kinh tởm hôn nhân, họ quyết từ bỏ và thù ghét đạo Công giáo. Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa Minh, trao cho Ngài tràng hạt Mân côi và truyền cho Ngài phải dạy người ta cải thiện đời sống theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua việc suy ngắm 15 mầu nhiệm là bản tóm lược Tin Mừng. Nhờ Thánh Đa Minh phổ biến việc cầu nguyện theo 15 mầu nhiệm Mân côi này mà chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm ngàn người của bè rối Albigenois đã trở lại với Công giáo. Từ đó, qua dòng thời gian, việc đạo đức này cũng có những thăng trầm theo lịch sử. Mãi đến năm 1858, tràng chuỗi Mân côi lại xuất hiện trong vinh quang khi Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette ở Lộ Đức (Pháp). Với khuôn mặt tuyệt đẹp và trên cánh tay lung linh một tràng chuỗi Mân côi, Mẹ dạy chị Bernadette hãy siêng năng lần hạt Mân côi.
Đến năm 1917, lúc thế chiến thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt, Đức Mẹ lại hiện ra tại Fatima (Bồ Đào Nha). Trên tay Mẹ vẫn là tràng chuỗi lóng lánh và Mẹ dạy Lucia cùng hai em Giaxinta và Phanxicô phải siêng năng lần chuỗi Mân côi. Một năm sau, hai dân tộc Đức - Pháp và các nước lâm chiến ở Châu Âu đã hòa hợp với nhau trong hòa bình. Từ đó, việc cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi được các tín hữu hưởng ứng, nhưng dần dần lại lơ là đi theo thời gian. Năm 1987, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tuyên bố lấy năm 1987 làm Năm Thánh Mẫu. Lễ khai mạc đã được tổ chức trọng thể vào ngày 6 thánh 6 năm 1987 bằng chiến dịch công khai lần chuỗi Mân côi do Đức Thánh Cha chủ sự tại Rôma và được trực tiếp truyền hình trên khắp thế giới.
Anh chị em thân mến,
Qua lời kêu gọi của Đức Mẹ Maria và của các Đức Giáo Hoàng, chúng ta hãy quyết tâm siêng năng cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi. Frédéric Ozanam, vị sáng lập Hội Bác Ái Vinh Sơn, người vừa được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong chân phước tại Paris ngày 22 tháng 8 năm 1997 nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới XII. Hồi còn là sinh viên, một hôm Ozanam vào nhà thờ Đức Bà thành Paris, để tham quan mỹ thuật kiến trúc của thánh đường. Ozanam thấy một ông già tóc bạc quỳ ở gần nhà thờ, tay cầm tràng hạt, miệng thì thầm. Ozanam đưa mắt nhìn theo thì bỗng ông giật mình, vì đó là cụ Ampère, một nhà bác học lừng danh. Ozanam không ngờ rằng nhà bác học trứ danh đó lại đạo đức như thế. Gương cụ Ampère đã thay đổi đời sống của sinh viên Ozanam và như Ozanam thường nói sau này rằng : "Tràng chuỗi của cụ Ampère đã ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của tôi hơn tất cả bài giảng và sách vở".
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang sống trong tháng Mân côi của Mẹ. Trong lúc trên thế giới vẫn đang tiếp diễn những biến cố đau thương, hận thù, chém giết giữa các anh em cùng chung một đất nước, cùng chung một màu da, ngôn ngữ và tôn giáo, như ở Trung Đông, ở Algérie, ở Phi Châu, ở Bắc Ai-len và ngay giữa lòng Châu Âu : Bosnia và Serbia… Chúng ta càng có lý do đặc biệt để sốt sắng và nhiệt thành cầu nguyện với tràng chuỗi Mân côi nhằm hoán cải lòng người và xây dựng hòa bình cho các dân tộc. Hòa bình phải khởi đầu từ trong gia đình của mình, như Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công giáo : "Khi gia đình anh chị em không được an vui hòa thuận, hãy lần chuỗi Mân côi để xin Mẹ ban sự an vui hòa thuận yêu thương. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân côi để xin Mẹ tạo bầu khí cảm thông, tha thứ…" Từ tổ ấm gia đình, bình an hạnh phúc sẽ lan rộng đến mọi người trong khu xóm, ngoài xã hội, trên đất nước và toàn thế giới. Vì mục đích của tràng chuỗi Mân côi là phải đi sâu vào đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, để biến đổi đời sống ở đó nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng, có những người đọc kinh lần hạt rất nhiều mà đời sống chẳng sửa đổi bao nhiêu, vì họ chỉ "tôn thờ Chúa ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa cách Ngài". Siêng năng và sốt sắng lần chuỗi Mân côi để cải thiện đời sống theo Tin Mừng, đó là sứ điệp của Đức Mẹ Maria. Và cải thiện đời sống theo Tin Mừng là điều kiện để được sống hòa bình trên trái đất và được sống hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.
MÂN CÔI, BẢN TÓM TƯỢC TIN MỪNG
Cv 1,12-14 ; Gl 4,4-7 ; Lc 1,26-38
Cv 1,12-14 ; Gl 4,4-7 ; Lc 1,26-38
Trên một chuyến xe lửa về Paris, một sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi áo ra một chuỗi tràng hạt và từ từ chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng như không còn đủ kiên nhẫn nữa, anh ta mới lên tiếng :
- Thưa ông, nếu tôi không lầm thì ông vẫn còn tin những chuyện nhảm nhí ấy chứ ?
Cụ già điềm nhiên trả lời :
- Đúng thế, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?
Người sinh viên cười một cách ngạo mạn và quả quyết :
- Lúc nhỏ tôi tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin những chuyện ấy nữa. Khoa học đã thực sự mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi, hãy quăng chuỗi tràng hạt ấy đi, và hãy học hỏi những khám phá mới. Ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan cả.
Cụ già bình tỉnh hỏi người sinh viên :
- Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều nầy không ?
Người sinh viên hăng hái đề nghị :
- Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi đến cho ông một quyển sách. Ông sẽ tha hồ đi vào thế giới của khoa học.
Cụ già từ từ rút trong túi áo ra một danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi : "Louis Pasteur viện nghiên cứu khoa học Paris".
Anh chị em thân mến,
Louis Pasteur là một nhà bác học thời danh của viện nghiên cứu khoa học Paris. Cuộc đời nghiên cứu khoa học của ông gắn liền với việc cầu nguyện và cầu nguyện với tràng chuỗi mân côi. Ngược lại, con người sống trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay chỉ đề cao tính thực dụng, đề cao những gì mang lại hiệu quả cụ thể, tức thời, giải đáp những nhu cầu cuộc sống. Vì thế, người ta dễ lơ là với việc cầu nguyện, cho rằng cầu nguyện chẳng mang lại cái gì cụ thể cho cuộc sống, chỉ thấy mất thời giờ, nếu không cho là chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan.
Nếu việc cầu nguyện nói chung bị quên lãng như thế, thì hình thức cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi lại càng khó khăn nhiều hơn nữa. Nhất là chuỗi Mân côi được thực hành với niềm tin tưởng có vẻ ma thuật, phù phép sẽ không còn thu hút nổi con người ngày nay, nhất là giới trẻ. Họ chỉ thấy đó là công việc tẻ nhạt, mất thời giờ và hoàn toàn máy móc. Có người lại còn mặc cảm khi lần chuỗi Mân côi, vì nghĩ rằng đó là việc đạo đức của các bà già và con nít !
Chính vì vậy, cần phải đổi mới việc lần chuỗi Mân côi. Việc đổi mới nầy hệ tại ở chỗ khám phá nội dung và giá trị Tin Mừng của tráng chuỗi Mân côi. Trong Tông huấn "Lòng sùng kính Đức Maria" (Marialis Cultus), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã không ngừng nhắc đến Kinh Mân côi là một kinh bản chất Tin Mừng, là kinh Tin Mừng, là bản tóm lược Tin Mừng. Tin Mừng ở đây là Tin Mừng Cứu độ. Tin Mừng ấy không nơi nào được vang lên với tất cả niềm hân hoan phấn khởi cho bằng lời kinh "Ave Maria" mà chúng ta đọc là "Kính Mừng Maria" thay vì trong nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là "Hãy vui lên, Maria !" khi Thiên sứ loan báo Tin Mừng Cứu độ. Tin Mừng Cứu độ mà bao đời hằng ấp ủ trong hy vọng, giờ đây được thực hiện nơi người thiếu nữ Sion mang tên Maria, vì Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành Mẹ của Con Ngài, Mẹ của Đấng mà nơi Ngài ơn cứu độ được hoàn thành. Vì thế, Maria được ban một tên mới : "Hãy vui lên, Người đầy ơn phúc" là tên mới của Đức Mẹ. Đọc lên lời kinh "Kính mừng Maria" là reo lên niềm vui ơn cứu độ. Ơn cứu độ mà chúng ta được hội nhập vào, khởi đi từ lòng Thiên Chúa thương xót và thông qua thái độ đầy tin tưởng, cậy trông của Đức Maria.
Nội dung Tin Mừng cứu độ là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, từ kh giáng sin đến cuộc sống, lời rao giảng, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Thế mà chuỗi Mân côi là bản tóm lược cuộc đời của Chúa Giêsu với những biến cố chính yếu nhất : "Từ khi thụ thai và những mầu nhiệm của thời thơ ấu cho đến giờ phút cao điểm của biến cố Vượt Qua cuộc tử nạn hồng phúc và Phục Sinh vinh quang – và cho đến hồng ân tuôn đổ xuống trên Giáo Hội ngày lễ Ngủ Tuần cũng như trên Đức Trinh Nữ trong ngày kết thúc cuộc hành trình trần gian đã được đưa cả xác hồn về quê hương thiên quốc" (MC số 45). Vì vậy có lạ gì khi nói chuỗi Mân côi là bản tóm lược Tin Mừng.
Anh chị em thân mến,
Khi lần chuỗi Mân côi cùng với lời kinh Kính Mừng Maria được lặp đi lặp lại như một điệp khúc vui, chúng ta được mời gọi đi vào tâm tình của Mẹ Maria, dọc theo những biến cố của cuộc đời của người Con yêu dấu : những tâm tình khiêm nhu, nghèo khó, yêu thương, vâng phục, tín thác… Đây là những giá trị của Tin Mừng. Chúng ta phải quay về với Tin Mừng, phải đọc lên trong lòng bản hiến chương Nước Trời, nơi đó, những kẻ nghèo khó, hiền lành, đau khổ, trong sạch, biết xót thương, biết xây dựng hòa bình… được công bố là kẻ có phúc, là con Thiên Chúa, là kẻ chiếm lãnh Nước Trời. Chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu được cuộc đời của Đức Maria, mới nhận ra vẻ đẹp sáng ngời vốn chỉ là tăm tối đối với thế gian. Lần chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria và qua Ngài thêm một lần xác tín lại hằng ngày những giá trị của Tin Mừng, những giá trị mà tất cả những ai xưng mình là môn đệ Đức Kitô không thể không biết đến và lấy làm lẽ sống cho đời mình.
Nói rằng chuỗi Mân côi là kinh Tin Mừng, ngay lập tức chúng ta đi đến hệ luận : không thể lần chuỗi Mân côi cách máy móc và chỉ chú trọng đến số lượng. Bởi một lẽ đơn giản và minh bạch là Tin Mừng không chấp nhận thái độ đó. Chính Chúa Giêsu đã nói : "Khi cầu nguyện thì các ngươi chớ lãi nhãi như người ngoại. Họ tưởng hễ nói nhiều thì sẽ được nhận lời" (Mt 6,7). Thái độ phải có là lần chuỗi Mân côi với tinh thần của Tin Mừng, cũng chính là tâm tình của Đức Maria : "Người giữ kỷ mọi điều ấy và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2,19;2,51). Đó là biết lắng nghe Lời Chúa, suy niệm và thi hành.
Thưa anh chị em,
Lần chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria làm lại cuộc hành trình của cuộc sống. Cùng với Đức Maria nhìn lại những biến cố cơ bản trong chiều dài lịch sử cứu độ, và qua những biến cố đó, nhìn vào những biến cố hôm nay, của cá nhân, gia đình, xã hội và Giáo Hội trong ánh sáng Tin Mừng. Lẫn chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria đi tìm một lời đáp trả cho những vấn đề của cuộc sống hôm nay, lời đáp trả thấm nhuần lòng tin, niềm hy vọng và dám chấp nhận dấn thân trong hành động cụ thể, trong những lựa chọn đầy can đảm như Mẹ Maria đã dấn thân cả cuộc đời vì Nước Trời.
Không có lời cầu nguyện đích thực khi chưa dám sáp nhập toàn bộ con người và cuộc đời mình vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Cũng không thể có việc lần chuỗi Mân côi đích thực khi chưa dấn mình cùng với Đức Maria vào nẻo đường của Thiên Chúa.
- Thưa ông, nếu tôi không lầm thì ông vẫn còn tin những chuyện nhảm nhí ấy chứ ?
Cụ già điềm nhiên trả lời :
- Đúng thế, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?
Người sinh viên cười một cách ngạo mạn và quả quyết :
- Lúc nhỏ tôi tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin những chuyện ấy nữa. Khoa học đã thực sự mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi, hãy quăng chuỗi tràng hạt ấy đi, và hãy học hỏi những khám phá mới. Ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến giờ đều là mê tín dị đoan cả.
Cụ già bình tỉnh hỏi người sinh viên :
- Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều nầy không ?
Người sinh viên hăng hái đề nghị :
- Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi đến cho ông một quyển sách. Ông sẽ tha hồ đi vào thế giới của khoa học.
Cụ già từ từ rút trong túi áo ra một danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi : "Louis Pasteur viện nghiên cứu khoa học Paris".
Anh chị em thân mến,
Louis Pasteur là một nhà bác học thời danh của viện nghiên cứu khoa học Paris. Cuộc đời nghiên cứu khoa học của ông gắn liền với việc cầu nguyện và cầu nguyện với tràng chuỗi mân côi. Ngược lại, con người sống trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay chỉ đề cao tính thực dụng, đề cao những gì mang lại hiệu quả cụ thể, tức thời, giải đáp những nhu cầu cuộc sống. Vì thế, người ta dễ lơ là với việc cầu nguyện, cho rằng cầu nguyện chẳng mang lại cái gì cụ thể cho cuộc sống, chỉ thấy mất thời giờ, nếu không cho là chuyện nhảm nhí, mê tín dị đoan.
Nếu việc cầu nguyện nói chung bị quên lãng như thế, thì hình thức cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi lại càng khó khăn nhiều hơn nữa. Nhất là chuỗi Mân côi được thực hành với niềm tin tưởng có vẻ ma thuật, phù phép sẽ không còn thu hút nổi con người ngày nay, nhất là giới trẻ. Họ chỉ thấy đó là công việc tẻ nhạt, mất thời giờ và hoàn toàn máy móc. Có người lại còn mặc cảm khi lần chuỗi Mân côi, vì nghĩ rằng đó là việc đạo đức của các bà già và con nít !
Chính vì vậy, cần phải đổi mới việc lần chuỗi Mân côi. Việc đổi mới nầy hệ tại ở chỗ khám phá nội dung và giá trị Tin Mừng của tráng chuỗi Mân côi. Trong Tông huấn "Lòng sùng kính Đức Maria" (Marialis Cultus), Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã không ngừng nhắc đến Kinh Mân côi là một kinh bản chất Tin Mừng, là kinh Tin Mừng, là bản tóm lược Tin Mừng. Tin Mừng ở đây là Tin Mừng Cứu độ. Tin Mừng ấy không nơi nào được vang lên với tất cả niềm hân hoan phấn khởi cho bằng lời kinh "Ave Maria" mà chúng ta đọc là "Kính Mừng Maria" thay vì trong nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là "Hãy vui lên, Maria !" khi Thiên sứ loan báo Tin Mừng Cứu độ. Tin Mừng Cứu độ mà bao đời hằng ấp ủ trong hy vọng, giờ đây được thực hiện nơi người thiếu nữ Sion mang tên Maria, vì Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn để trở thành Mẹ của Con Ngài, Mẹ của Đấng mà nơi Ngài ơn cứu độ được hoàn thành. Vì thế, Maria được ban một tên mới : "Hãy vui lên, Người đầy ơn phúc" là tên mới của Đức Mẹ. Đọc lên lời kinh "Kính mừng Maria" là reo lên niềm vui ơn cứu độ. Ơn cứu độ mà chúng ta được hội nhập vào, khởi đi từ lòng Thiên Chúa thương xót và thông qua thái độ đầy tin tưởng, cậy trông của Đức Maria.
Nội dung Tin Mừng cứu độ là chính Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, từ kh giáng sin đến cuộc sống, lời rao giảng, cái chết và sự phục sinh của Ngài. Thế mà chuỗi Mân côi là bản tóm lược cuộc đời của Chúa Giêsu với những biến cố chính yếu nhất : "Từ khi thụ thai và những mầu nhiệm của thời thơ ấu cho đến giờ phút cao điểm của biến cố Vượt Qua cuộc tử nạn hồng phúc và Phục Sinh vinh quang – và cho đến hồng ân tuôn đổ xuống trên Giáo Hội ngày lễ Ngủ Tuần cũng như trên Đức Trinh Nữ trong ngày kết thúc cuộc hành trình trần gian đã được đưa cả xác hồn về quê hương thiên quốc" (MC số 45). Vì vậy có lạ gì khi nói chuỗi Mân côi là bản tóm lược Tin Mừng.
Anh chị em thân mến,
Khi lần chuỗi Mân côi cùng với lời kinh Kính Mừng Maria được lặp đi lặp lại như một điệp khúc vui, chúng ta được mời gọi đi vào tâm tình của Mẹ Maria, dọc theo những biến cố của cuộc đời của người Con yêu dấu : những tâm tình khiêm nhu, nghèo khó, yêu thương, vâng phục, tín thác… Đây là những giá trị của Tin Mừng. Chúng ta phải quay về với Tin Mừng, phải đọc lên trong lòng bản hiến chương Nước Trời, nơi đó, những kẻ nghèo khó, hiền lành, đau khổ, trong sạch, biết xót thương, biết xây dựng hòa bình… được công bố là kẻ có phúc, là con Thiên Chúa, là kẻ chiếm lãnh Nước Trời. Chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu được cuộc đời của Đức Maria, mới nhận ra vẻ đẹp sáng ngời vốn chỉ là tăm tối đối với thế gian. Lần chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria và qua Ngài thêm một lần xác tín lại hằng ngày những giá trị của Tin Mừng, những giá trị mà tất cả những ai xưng mình là môn đệ Đức Kitô không thể không biết đến và lấy làm lẽ sống cho đời mình.
Nói rằng chuỗi Mân côi là kinh Tin Mừng, ngay lập tức chúng ta đi đến hệ luận : không thể lần chuỗi Mân côi cách máy móc và chỉ chú trọng đến số lượng. Bởi một lẽ đơn giản và minh bạch là Tin Mừng không chấp nhận thái độ đó. Chính Chúa Giêsu đã nói : "Khi cầu nguyện thì các ngươi chớ lãi nhãi như người ngoại. Họ tưởng hễ nói nhiều thì sẽ được nhận lời" (Mt 6,7). Thái độ phải có là lần chuỗi Mân côi với tinh thần của Tin Mừng, cũng chính là tâm tình của Đức Maria : "Người giữ kỷ mọi điều ấy và hằng suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2,19;2,51). Đó là biết lắng nghe Lời Chúa, suy niệm và thi hành.
Thưa anh chị em,
Lần chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria làm lại cuộc hành trình của cuộc sống. Cùng với Đức Maria nhìn lại những biến cố cơ bản trong chiều dài lịch sử cứu độ, và qua những biến cố đó, nhìn vào những biến cố hôm nay, của cá nhân, gia đình, xã hội và Giáo Hội trong ánh sáng Tin Mừng. Lẫn chuỗi Mân côi là cùng với Đức Maria đi tìm một lời đáp trả cho những vấn đề của cuộc sống hôm nay, lời đáp trả thấm nhuần lòng tin, niềm hy vọng và dám chấp nhận dấn thân trong hành động cụ thể, trong những lựa chọn đầy can đảm như Mẹ Maria đã dấn thân cả cuộc đời vì Nước Trời.
Không có lời cầu nguyện đích thực khi chưa dám sáp nhập toàn bộ con người và cuộc đời mình vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Cũng không thể có việc lần chuỗi Mân côi đích thực khi chưa dấn mình cùng với Đức Maria vào nẻo đường của Thiên Chúa.
HTMV KHóa 10 - Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam