Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 50
Tổng truy cập: 1378293
YÊU NHƯ THẦY
YÊU NHƯ THẦY- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC
Thưa anh chị em,
Đạo Đức Chúa Trời có 10 điều răn, nhưng tóm lại 2 điều: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Yêu người như mình ta vậy đó là điều răn cũ. Còn điều răn mới mà Đức Giêsu ban cho các môn đệ trong đêm tiệc ly đó là: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”(Ga. 13, 34). Vậy thế nào là yêu thương như Thầy?
*1. Yêu thương như Thầy là hạ mình
Đức Giêsu là Đức Chúa Trời quyền năng làm được mọi sự, nhưng vì yêu thương nhân loại, Ngài đã hạ mình xuống sống với chúng ta là loài thụ tạo thấp hèn.
Ngài là Thiên Chúa giàu có, nhưng vì yêu thương nên hạ mình xuống sống nghèo khó. Sinh vô gia cư tử vô địa táng.
Ngài là Đấng thánh thiện, nhưng vì yêu thương nên hạ mình xuống sống với chúng ta là những kẻ tội lỗi. Ngài nói: “Thầy không gọi các con là tôi tớ nhưng là bạn hữu”(Ga. 15, 15). Thế nhưng, Đức Giêsu còn hạ mình hơn là bạn hữu nữa, bằng chứng là Ngài hạ mình rửa chân cho các môn đệ như một người tôi tớ.
Thánh Gioan tả lại trong bối cảnh bữa Tiệc ly: Đang khi ăn, Đức Giêsu chỗi dậy rời bàn tiệc, cởi áo choàng ra, nghĩa là Ngài cởi bỏ địa vị Thiên Chúa. Lấy khăn thắt lưng là đóng vai đầy tớ.
Tiếp đến, Ngài lấy nước đổ vào chậu, quỳ xuống rửa chân cho từng môn đệ. Ngài biết trước Giuđa sẽ phản bội; Phêrô sẽ chối bỏ, nhưng Ngài rửa hết tất cả những bàn chân còn vương lấm bụi trần. Ngài rửa hết những tính hư tật xấu, để các ông xứng đáng dự phần với Thầy.
Vậy để thực thi điều răn mới, muốn yêu thương như Chúa, thái độ đầu tiên hãy khiêm tốn hạ mình, hãy từ bỏ tính ích kỷ của mình. Hay nói cách khác là đừng nghĩ đến địa vị của mình, nhưng hãy quên mình phục vụ người khác theo gương Chúa.
*2 Yêu thương như Thầy là hiến mình
Ngày nay, Thánh giá không chỉ hiện diện trên tháp chuông nhà thờ, ở ngoài nghĩa trang Công giáo, nhưng Thánh giá còn hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau nữa. Riêng đối với người Kitô hữu, Thánh giá là phương thế Chúa Kitô dùng để hiến mình chịu chết đem lại ơn cứu độ cho chúng ta.
Có thể nói cuộc đời Chúa Kitô gắn liền với Thánh giá, hướng về Thánh giá. Do đó, không thể nói về Đức Giêsu mà không nói đến Thánh giá. Cuộc đời của Ngài trải qua nhiều đau khổ, nhưng đỉnh cao là Thánh giá. Ngài không chỉ vác một lần lên núi Sọ, nhưng vác suốt cuộc đời để làm đẹp thánh ý Chúa Cha.
Là môn đệ Đức Kitô, muốn thi hành giới răn mới, chúng ta không đi con đường nào khác ngoài con đường Chúa đã đi qua, đó là con đường Thánh giá, nhưng nếu chúng ta biết liên kết Thánh giá đời mình với Thánh giá của Đức Kitô, thì đau khổ đó sẽ mang lại giá trị vĩnh cửu cho chúng ta.
Chúng ta không đi tìm Thánh giá, nhưng mỗi người một Thánh giá, mỗi ngày mỗi Thánh giá, nếu can đảm đón nhận Thánh giá, vì ý thức rằng: Thánh giá hằng ngày là phương thế Chúa dùng để thánh hoá chúng ta. Chính “Thánh giá sẽ làm chúng ta nên giống Chúa hơn” (Pl.3,18).
*3.Yêu thương như Thầy là hủy mình
Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng hạ mình xuống mặc lấy thân phận con người, nên giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi, như vậy khiêm nhường lắm rồi.
Để minh chứng tình yêu, Ngài đã tự hiến mình chết trên cây Thánh giá, như một tội nhân, nhưng vẫn còn là con người. Vậy mà bây giờ Đức Giêsu lại huỷ mình ra không, ngự trong tấm bánh làm lương thực cho con người, thì không thể nào hiểu thấu được. Thật đúng là mầu nhiệm tình thương ngàn đời ai hiểu thấu.
Vì thế, khi suy niệm về Bí tích Thánh Thể, Thánh Augustinô nói rằng: “Mặc dầu Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng, làm được mọi sự, cũng không làm gì hơn nữa cho con người. Đức Chúa Trời khôn ngoan, thông biết mọi sự, cũng không nghĩ gì hơn nữa cho con người. Và Đức Chúa Trời giàu có vô cùng, cũng không biết lấy gì hơn nữa cho con người, bằng cách Ngài lập nên Bí tích Thánh thể, để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế”. Cho nên, Bí tích Thánh Thể là giới hạn cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Đức Giêsu nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau”(Ga.13,35). Vậy người môn đệ của Chúa không phải là người thường làm phép lạ. Cũng không phải là người đi rao giảng Tin mừng. Càng không phải là người chữa lành nhiều bệnh nhân… Nhưng người môn đệ của Chúa là người có lòng yêu thương nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta cố gắng thực thi giới răn mới theo gương Chúa trong mọi hoàn cảnh, đó là hạ mình, hiến mình và hủy mình vì tha nhân, hầu sớm trở thành những môn đệ đích thực của Chúa. Amen.
ĐIỀU RĂN MỚI – Trích Logos C
ĐIỀU RĂN MỚI
Tác phẩm đầu tay của nhà văn Khái Hưng được xuất Bản vào năm 1932 mang tựa đề : “Hồn Bướm Mơ Tiên”. Đây là tác phẩm viết về một câu chuyện tình yêu rất thơ mộng và lý tưởng. Câu chuyện như sau :
Vào dịp nghỉ hè, chàng sinh viên canh nông tên Ngọc đến thăm ông Bác của mình là một vị sư già đang trụ trì tại chùa Long Giáng (thuộc Bắc Việt). Trong thời gian nghỉ tại ngôi chùa này, Ngọc quen với chú tiểu tên Lan : chú tiểu có khuôn mặt trắng hồng và đôi tay mềm mại. Sau một thời gian, chàng sinh viên đã khám phá ra một điều Bất ngờ : chú tiểu Lan là “gái giả trai”. Cũng vừa lúc đó, Ngọc yêu Lan với một mối tình cao đẹp. Lúc ấy, Ngọc mới Biết Lan Bị gia đình ép duyên nên mới cải trang vào tu trong chùa để mọi người không Biết và để có thể tìm được sự Bình an nơi cửa Phật. Đôi trai gái yêu nhau Bằng một tình yêu thật cao thượng. Vì Lan không thể Bỏ con đường tu hành, từ Bỏ lời thề qui y trước tòa Phật. Vì thế, họ chấp nhận một tình yêu lý tưởng : yêu nhau không phải Bằng thân xác nhưng yêu nhau Bằng tâm hồn.
Người ta thường nói : “Tình yêu cũ như trái đất, nhưng vẫn mới như mỗi mùa xuân”. Tình yêu được tạo dựng cùng với con người và luôn gắn liền với con người. Tình yêu cổ xưa như trái đất, nhưng luôn mới mẻ qua cách thế con người yêu nhau.
Tình yêu của Ngọc và Lan trong “Hồn Bướm Mơ Tiên” không phải là tình yêu chiếm đoạt, nhưng là tình yêu hiến dâng, tình yêu vượt lên trên những đam mê nhục dục. Đó không phải là tình yêu vị kỷ, nhưng là tình yêu vị tha : tình yêu Biết cho đi hơn là giữ lại cho mình.
Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta là tình yêu cao cả nhất : Chúa yêu chúng ta vì chúng ta và cho chúng ta. Trong suốt 3 năm của cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đã rao giảng nhiều lần về tình yêu thương. Nhưng chỉ đến lúc Chúa sắp đi vào cuộc tử nạn, Ngài nói đến tình yêu thương lần cuối cùng như một lời trăn trối : “Thầy Ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau”.
Điều răn mới
Có thể nói nội dung chính trong những lời rao giảng của Chúa Giêsu là tình yêu thương. Nhưng lần này Chúa gọi đó là điều răn mới. Chúa gọi là điều răn mới để phân Biệt với lề luật cũ của Môisen : yêu thương những người yêu thương mình. “Mắt đền mắt, răng đền răng”. Điều răn mới của Chúa hệ tại ở cách thế yêu thương : Yêu thương như Chúa yêu thương.
Chúa yêu thương và tha thứ cho những người tội lỗi và cả những kẻ hành hạ và giết chết Chúa.
Chúa yêu thương chúng ta Bằng tình yêu tận hiến khi chịu treo trên thập giá để cứu chuộc chúng ta.
Chúa yêu thương chúng ta dù nhiều lần chúng ta phản Bội và Bất trung với Chúa.
Đó chính là Bài học yêu thương mà Chúa dạy chúng ta để chúng ta cũng Biết yêu thương nhau giống như vậy. Khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa muốn dạy chúng ta cũng hãy Biết rửa chân cho nhau.
Dấu hiệu của người môn đệ Chúa Kitô
Chúa không chọn cho các môn đệ một Bộ đồng phục, cũng không chọn một huy hiệu riêng cho các môn đệ. Chúa không chọn một Biểu tượng dành cho những người theo Chúa để mọi người nhận ra họ là môn đệ của Ngài, nhưng Chúa muốn tình yêu thương là dấu hiệu để mọi người nhận ra các môn đệ Chúa : “Cứ dấu này người ta nhận Biết các con là môn đệ Thầy là các con yêu thương nhau”. Trong xã hội hôm nay, giữa những muôn ngàn những dấu hiệu và Biểu tượng được trưng Bày khắp nơi, “dấu hiệu tinh thần” của những môn đệ Chúa phải chăng vẫn còn chìm khuất ? Đã đến lúc chúng ta Biểu lộ dấu hiệu ấy qua những việc làm yêu thương và phục vụ hàng ngày.
Hiện nay, Báo Tuổi Trẻ đang tổ chức cuộc thi viết về đề tài “người mẹ”. Tác giả Đức Kha đã viết một Bài về người mẹ rất cảm động mang tựa đề “Người đã Sống Cùng Tôi Trong Lồng”. Câu chuyện như sau :
Trong một gia đình khá giả kia, người con trai độc nhất vì được cưng chiều nên đã trở nên hư hỏng. Anh ta theo chúng Bạn chơi Bời lêu lổng đến nỗi nghiện ma tuý. Từ đó, anh ta sinh tật ăn cắp, ăn trộm để có tiền chích ma tuý. Nhiều lần Bị Bắt và cải tạo, cai nghiện nhưng cũng không làm cho anh ta từ Bỏ con đường nghiện ngập.
Cuối cùng, trong một đợt truy quét tệ nạn xã hội, anh ta Bị công an Bắt. Người mẹ đã chạy ngược chạy xuôi làm giấy Bảo lãnh cho anh ta cai nghiện tại nhà. Bà đi đặt làm một cái lồng sắt để anh ta sống trong đó suốt thời gian cai nghiện. Khi đã cho anh ta vào lồng sắt, người mẹ cũng chui vào đó cùng với con của mình, rồi nhờ người khoá lại Bên ngoài.
Trong suốt thời gian cai nghiện, người mẹ lúc nào cũng ở Bên cạnh con để vỗ về, an ủi, khích lệ. Khó khăn rồi cũng trôi qua, anh ta hoàn toàn cắt được cơn nghiện và ra khỏi lồng. Về sau, nhờ tình thương của người mẹ, anh ta Bỏ được ma tuý và trở thành người tốt.
Thiên Chúa cũng yêu thương chúng ta Bằng một tình yêu cao cả. Ngài đã cùng chung với chúng ta một con đường, cùng chung với chúng ta một thân phận để yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH (17/05/2025) .: TÌNH YÊU ĐIỀU RĂN MỚI (17/05/2025) .: LỜI TRĂN TRỐI YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: HÃY GIEO YÊU THƯƠNG (17/05/2025) .: PHÙ HIỆU CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU (17/05/2025) .: AI YÊU THƯƠNG ĐỀU LÀ KITÔ HỮU (17/05/2025) .: TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA ÁI? (17/05/2025) .: YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA (17/05/2025) .: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU (17/05/2025) .: GIỚI RĂN MỚI (17/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (17/05/2025) .: CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU (17/05/2025) .: PHỤC VỤ NHIỀU HƠN VÀ ÍT XÉT ĐOÁN HƠN (17/05/2025) .: ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC (17/05/2025) .: QUA YÊU THƯƠNG, MỌI SỰ TRỞ NÊN MỚI (17/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam